Bồ Tát Phổ Hiền

Đạo và Đời

Quản Trị Diễn Đàn 0989.913.611
Tóm tắt tiểu sử Bồ Tát Phổ Hiền

Phổ Hiền Bồ Tát là một trong hai vị Đại Bồ Tát thị giả cho Đức Phật Thích Ca để hoằng dương giáo Pháp ở cõi Ta Bà. Ngài đứng bên phải, còn Văn Thù đứng bên trái và để hộ trì bảo vệ cho kinh Bát Nhã có thêm mười sáu thiên thần.

Theo kinh Pháp Hoa, Ngài là vị Bồ tát ở quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương, phía Đông cõi Ta Bà, nghe thế giới này thuyết kinh Pháp Hoa liền lãnh đạo năm trăm vị Đại Bồ tát đến nghe pháp và phát tâm hộ trì Chánh pháp của Đức Phật. Phổ Hiền được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho "Bình đẳng tính trí" tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt.

Ngài cưỡi trên một con voi sáu ngà, tay cầm quyển sách, chiếc bút. Sáu ngà chính là biểu trưng cho “Lục Độ” (bố thí, nhẫn nhục, trì giới, tinh tấn, thiền định và trí tuệ), tức là Đức Phổ Hiền cưỡi con voi lục độ đi vào cuộc đời, làm lợi ích cho tất cả tha nhân. Phổ Hiền Bồ Tát là một trong Tứ đại Bồ tát cho Đức Phật Thích Ca, Ngài là điển hình cho hạnh nguyện rộng lớn. “Phổ” là biến khắp, “Hiền” là Đẳng Giác Bồ Tát. nên có thể hiểu Phổ Hiền là Đắc Giác có năng lực hiện thân khắp nơi, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ.

Trong hội họa Phật giáo Mật tông, Bồ Tát Phổ Hiền được thể hiện bằng màu xanh lục hay màu vàng. Trong những ảnh tượng của tông Nyingma Tây Tạng, Phổ Hiền trong tư thế Yab-Yum ở trung tâm của mạn đà la Shi-tro, mạn đà la của Thái Hòa. Tuy nhiên có khi vị Bồ Tát này cũng được biểu thị trong hình tướng phẫn nộ được gọi là Chemchok Heruka. Trong hình tướng này, ngài là vị thần có cánh với thân hình màu nâu đỏ sẫm có ba mặt, sáu tay và bốn chân, thường được miêu tả trong tư thế ôm gùi lấy người phối ngẫu màu đỏ tươi.

Trong tác phẩm Tây Du Ký, hình tượng Phổ Hiền bồ tát chỉ xuất hiện một vài hồi. Trong hồi 24: Tứ thánh thử lòng thiền, Phổ Hiền đã hóa phép vai một trong ba giai nhân thử lòng thầy trò Đường Tam Tạng

Trong Phong Thần Diễn Nghĩa, hình tượng Phổ Hiền chân nhân là một trong Thập nhị đại tiên Xiển giáo, học trò của Nguyên Thủy Thiên Tôn. Ngài cư ngụ tại động Bạch Hạc, núi Cửu Cung, đệ tử là Mộc Tra, mang bảo bối là dây Trường Hồng.
Bồ Tát Phổ Hiền, phổ hiền bồ tát, đại phổ hiền bồ tát.jpg

Khi Đức Phổ Hiền Bồ Tát chưa xuất gia học đạo, còn làm con thứ tư của vua vô Tránh Niệm, tên là Năng Đà Nô. Nhờ Phụ Vương khuyên bảo, nên Thái Tử mới phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sanh trong ba tháng và hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề, mà cầu đặng thành Phật

Năng Đà Nô Thái Tử phát nguyện trước Phật Bảo Tạng rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi có món công đức cúng dường Ngài và đại chúng trong ba tháng, xin hồi hướng về đạo vô thượng Chánh Giác, nguyện phát tâm Bồ đề, tu hạnh Bồ tát mà giáo hóa mọi loài chúng sanh, đặng thành Phật đạo, và nguyện đặng cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm, bao nhiêu những sự tốt đẹp và sự giáo hóa chúng sanh đều y như thế giới của Đức Phổ Hiền Như Lai vậy”.

Đức Bảo Tạng Như Lai
liền thọ ký rằng: Hay thay! hay thay! Ngươi phát thệ nguyện rộng lớn, muốn độ hết thảy chúng sanh đều thành Phật Đạo. Trong khi tu Bồ tát đạo, dùng trí kim cang mà phá nát các núi phiền não của mọi loài chúng sanh, vì vậy nên ta đặt hiệu ngươi là: Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức, trãi hằng sa kiếp làm nhiều công việc Phật sự rất lớn, rồi đến thế giới Bất Huyến ở phương Đông mà thành Phật, hiệu là Phổ Hiền Như Lai, chừng đó những sự tốt đẹp trang nghiêm của ngươi đã cầu nguyện thảy đều thỏa mãn”.


10 hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát
  • Kính lễ Chư Phật.​
  • Xưng Tán Như Lai.​
  • Quảng Tu Cúng Dường.​
  • Sám Hối Nghiệp Chướng.​
  • Tùy Hỷ Công Đức.​
  • Thỉnh Chuyển Pháp Luân.​
  • Thỉnh Phật Trụ Thế.​
  • Thường Tùy Phật Học.​
  • Hằng Thuận Chúng Sinh.​
  • Phổ Giai Hồi Hướng.​
 
Back
Bên trên Bottom