Kts Hoàng Trà
Web: Phong Thuy Hoang Tra .vn 0916.299.611
CẦU PHÁP - phần 4:
Cầu pháp nên phải như nào?
Cầu pháp nên phải như nào?
Không vì thấy Khổ mà cầu pháp. Không vì đoạn Tập mà cầu pháp. Không vì chứng đắc Niết Bàn mà cầu pháp. Và cũng không vì nguyên nhân chứng đắc Niết Bàn mà cầu pháp.
Tại sao? Bởi vì pháp không phải hý luận. Nếu nói rằng ta vì thấy Khổ, vì đoạn Tập, vì chứng Niết Bàn, vì tu Đạo mà cầu pháp thì pháp đó trở thành hý luận, không phải cầu pháp.
Đối với người tu thấy giáo lý phương tiện thì họ thấy có mình tu tức là còn chấp ngã, thấy có pháp môn để tu, có chúng sinh để độ và còn Niết bàn để chứng đắc tức là còn chấp pháp nên họ còn lanh quanh luẩn quẩn trong thế giới của sắc tướng hữu vi nên không thể nào chứng nghiệm thế giới thanh tịnh vô vi được.
Nói chứng đắc chứ thật ra không có chứng đắc gì cả. Tại sao? Cái mà chúng ta gọi là chứng đắc chính là “bổn tính cố hữu” hay “bản lai diện mục” tức là Phật Tánh vốn đã có sẳn trong tất cả mọi người. Chúng sinh không thấy biết nó là vì bị màng vô minh dày đặc che lấp. Nếu xóa tan được màng vô minh hắc ám nầy thì ánh sáng huyền diệu của chân lý sẽ hiễn hiện ra ngay. Nếu chúng sinh lìa xa tham đắm lợi danh thì tự tánh Niết bàn xuất hiện mà không cần phải cầu mong trông đợi gì hết.
Khi tu mà thế mà vẫn nhìn đời là thế giới hữu vi tục đế bằng nhục nhãn, thì sẽ thấy sự sinh diệt vô thường của vạn pháp khiến tâm bất tịnh mà cố tu để cầu chứng Niết bàn ngỏ hầu tìm sự an vui tự tại.
Trong khi đó giáo lý liễu nghĩa tối thượng đại thừa thì nhìn thế giới vũ trụ bằng trí tuệ Bát nhã ba-la-mật nên trong tướng Không chẳng có cái gì gọi là Khổ, chẳng có cái gì là nguyên nhân của sự khổ và dĩ nhiên tự tánh thanh tịnh bản nhiên luôn luôn có sẳn trong tất cả mọi chúng sinh thì Niết bàn còn dùng vào đâu được mà cầu với chứng