Đạo và Đời
Quản Trị Diễn Đàn 0989.913.611
Lịch sử Phật Giáo, sự ra đời và hình thành của Đạo Phật
Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên ở xứ Trung Ấn Độ. Phật nguyên tiếng Phạn là Buddha, Bud là giác (biết, nhận thức), dha là người - nghĩa là bậc giác ngộ.
Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (625 - 545 TCN) sáng lập ra đạo Phật. Ngài sinh năm 624 trước công nguyên thuộc dòng họ Thích Ca, con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na và hoàng hậu Ma Da trị vì nước Ca Tỳ La Vệ
Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn nhận ra sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên Thái tử đã quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Sau nhiều năm học đạo và tu hành với nhiều thầy, Thái Tử nhận ra rằng phương pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cho con người hết khổ được. Cuối cùng, Thái tử đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ đề và sau 49 ngày đêm thiền định, Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngày thành đạo là 08 tháng 12 năm 590 TCN theo Phật giáo Nam tông (hay năm 595 TCN theo Phật giáo Bắc tông), năm Đức Phật 31 tuổi.
Đạo Phật là một tôn giáo dạy các phương pháp thực hành, tu tập; đồng thời cũng là một hệ thống của triết học có nguồn gốc từ Ấn Độ bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết học giải thích về: vũ trụ quan, thế giới quan, hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, bản chất sự vật và sự việc, tư duy về nhân sinh quan… Phật giáo hướng con người đến nhận thức chân lý, hay còn gọi là tỉnh thức, giác ngộ.
Phật giáo không xem Tất-đạt-đa Cồ-đàm là vị Phật duy nhất. Kinh Phật đã nói đến vô lượng vị Phật trong trong quá khứ- hiện tại- vị lai ở vô lượng thế giới khác nhau. Theo ý niệm nguyên thủy của Phật giáo, Phật là một con người đã giác ngộ nghĩa là đã đạt được sự nhận thức đúng đắn về bản ngã và thế giới xung quanh nên đã được giải thoát. Ai cũng có thể trở thành Phật nếu người đó tự sử dụng trí tuệ của mình để nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới xung quanh do đó được giải thoát. Khi đã vượt qua sự vô minh, con người giác ngộ trở thành Phật và được giải thoát
Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại. Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng.
Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp. Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”. Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng tu”, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật.
Chỉnh sửa lần cuối: