NGŨ MINH là 5 kiến thức người hoằng pháp cần phải có

Đạo và Đời

Quản Trị Diễn Đàn 0989.913.611
NGŨ MINH
5 kiến thức người hoằng pháp cần phải có

1. Nội Minh : là kiến thức về nội điển Phật Giáo, là giáo lý của Đạo Phật, gồm 3 tạng : Kinh, Luật, Luận. Phân làm 3 hệ thống

- Hệ thống bát nhã : giáo lý ‘Chân – Không’ chủ trương rằng vạn pháp là không thực, để hiểu lý tánh chân không

-Hệ thống pháp tướng : giáo lý Duy Thức chủ trương vạn pháp không thực tánh và có là do thức biến hiện ra ngàn sai muôn khác

-Hệ thống pháp tánh : là dẫn tưởng qui tánh, chủ trương đạt đến chân như; các pháp đều do chân như duyên khởi mà ra


2. Nhân Minh : là một phương pháp lý luận để trình bày giáo lý của Đạo Phật một cách rõ ràng, khúc chiết. Gồm 3 phần

-Tôn : chủ trương của mình

-Nhân : là lý do thành lập chủ trương ấy

-Dụ : là chứng minh Tôn + Nhân bằng những sự kiện


3. Thanh Minh : là môn học về ngôn ngữ văn tự, về âm thanh và về văn học. Để có thể hoằng pháp ở các nước khác nhau


4. Công Xảo Minh : là môn học về công nghệ và kỹ thuật

-Phải có đủ điều kiện kinh tế, mới có thể lập ra những có quan tu học cho Tăng giới, cho cư sĩ

-Có kinh tế mới thành lập được các tổ chức cứu tế, giúp người nghèo, tàn tật. Thể hiện lòng từ bi


5. Y Phương Minh : là môn học về các phương pháp chữa bệnh
 
Bồ-tát thì phải thông suốt cả Ngũ Minh
Để có khả năng, kiến thức thích hợp thì việc hoằng pháp mới thực tiễn.
1) Nội minh: là người hoằng pháp phải có kiến thức sâu rộng về kinh điển nghĩa là không biết chữ làm sao dạy ai hoặc không có tiền làm sao bố thí.

2) Nhân minh: Am tường giáo lý cũng chưa đủ mà người hoằng pháp phải dựa trên một phương pháp lý luận, một lập thuyết vững vàng để đối phó với Thiên ma ngoại đạo.

3) Thanh minh: Phải thông thạo các ngôn ngữ, văn tự của các nước khác để truyền đạt chánh pháp được lưu loát. Phật giáo được phát triển thì cần phải chuyển giáo lý sang những ngôn ngữ nầy chẳng những cho những thế hệ con cháu mà còn cho cả người bản xứ.

4) Công xảo minh: người Phật tử lấy công nghệ và kỹ nghệ phụng sự nhân loại dựa theo lòng vị tha và bác ái, không vụ lợi ích kỷ.

5) Y phương minh: Phật pháp là thần dược để chửa tâm bịnh, nhưng người Phật tử cũng cần học thêm y dược để điều hòa thân bệnh cũng như Đức Dược sư Lưu Ly là một tấm gương sáng. Chú thuật cũng ví như con dao hai lưỡi. Nếu biết chú thuật để hàng phục tà ma ngoại đạo mà cứu giúp chúng sinh và hoằng dương đạo pháp thì tốt, ngược lại dùng chú thuật cho tư lợi, lừa phỉnh thế gian là vô cùng tai hại. Bồ-tát thấy người thiếu cơm, thiếu áo thì cung cấp cho họ rồi sau mới dùng chánh pháp mà giáo hóa.
 
Back
Top Dưới