New Nguồn gốc Kinh Dịch. Kinh Dịch dùng để làm gì?

New

Kts Hoàng Trà

Web: Phong Thuy Hoang Tra .vn 0916.299.611
NGUỒN GỐC KINH DỊCH
KINH DỊCH DÙNG ĐỂ LÀM GÌ?

1. Nguồn Gốc Kinh Dịch

Kinh Dịch được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại
Phục Hy, Một trong Tam Hoàng của Trung Hoa thời thượng cổ (khoảng 2852-2738 TCN), được cho người sáng tạo ra bát quái là tổ hợp của ba hào.

Dưới triều vua Vũ nhà Hạ: bát quái đã phát triển thành quẻ, có tất cả sáu mươi tư quẻ lìu shí sì gùa), được ghi chép lại trong kinh Liên Sơn còn gọi là Liên Sơn Dịch: bắt đầu bằng quẻ Thuần Cấn, với nội quái và ngoại quái đều là Cấn là Tiên Thiên Bát Quái.

Sau khi nhà Hạ bị
nhà Thương thay thế, các quẻ sáu hào được suy diễn ra để tạo thành Quy Tàng, và quẻ Thuần Khôn trở thành quẻ đầu tiên.

Vào thời kỳ cuối của nhà Thương, vua Văn Vương nhà Chu diễn giải quẻ và khám phá ra là quẻ Thuần Càn biểu lộ sự ra đời của nhà Chu. Sau đó ông miêu tả lại các quẻ theo bản chất tự nhiên của chúng trong Thoán Từ và quẻ Thuần Càn trở thành quẻ đầu tiên. Hậu Thiên Bát Quái ra đời.

Khi vua Chu Vũ Vương (con vua Văn Vương) tiêu diệt nhà Thương, em ông là Chu Công Đán tạo ra Hào Từ, để giải thích dễ hiểu hơn ý nghĩa của mỗi hào trong mỗi quẻ. Tính triết học của nó ảnh hưởng mạnh đến chính quyền và văn học thời nhà Chu (khoảng 1122-256 TCN).

Trong thời kỳ Xuân Thu (khoảng 722-481 TCN), Khổng Tử đã viết Thập Dực chú giải Kinh Dịch.

Thời
Hán Vũ Đế của nhà Tây Hán (khoảng 200 TCN), Thập Dực được gọi là Dịch truyện, và cùng với Kinh Dịch nó tạo thành Chu Dịch.



2. Kinh Dịch dùng làm gì?


Kinh Dịch là bộ sách kinh điển của nước Trung Hoavăn hóa của quốc gia này, là một trong "Ngũ Kinh" của Trung Hoa, là một hệ thống tư tưởng triết học của người Trung Quốc cổ đại. Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch).

Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa.

Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á Đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa. Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh… Chung quy lại, Kinh dịch là sách của Càn Khôn nên cho biết mọi điều thông qua luận giải 64 quẻ.

3. Một số bộ sách Kinh Dịch:

- Mai Hoa Dịch Số - Thiệu Khang Tiết
- Tăng San Bốc Dịch – Dã Hạc Lão Nhân
- Đại Diễn Tân Giải
- Bốc Phệ
- Chu Dịch – Thiệu Vĩ Hoa
- Chu Dịch – Phan Bội Châu
- Kinh Dịch – Ngô Tất Tố
- Kinh Dịch – Đạo của người quân tử – Nguyễn Hiến Lê
 
Back
Bên trên Bottom