Đạo và Đời

Quản Trị Diễn Đàn 0989.913.611
Tam Thanh Đạo Tổ

Ngọc Thanh , Thái Thanh, Thượng Thanh,
hợp xưng là “Tam Thanh”,
là vị 3 vị tôn thần tối cao mà
Đạo Giáo tín phụng,


1. Sự Tích Thứ Nhất:

Nguyên Thủy Thiên Vương và Thái Nguyên Ngọc Nữ kết tinh mà sanh ra Hạo Thiên Ngọc Hoàng Thượng Đế và Thiên Hoàng Tây Vương Mẫu.

Tiếp sau đó, Nguyên Thủy Thiên Vương ngưng kết thành Bàn Cổ rồi tạo ra Trời Đất, thì nguyên thần hóa thành ba vị Thiên Tôn (Tam Thanh)

- Thứ nhất là Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn (giáo chủ Xiển giáo, lựa chọn đệ tử theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt. Xiển giáo thường chọn lọc đệ tử rất kỹ lưỡng, phải có phẩm chất trong sáng, căn nguyên đạo hạnh thì mới thu nạp và dạy dỗ)

- Thứ hai là Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn
(Thái Thượng Lão Quân): Ở tại cung Đâu Suất, tại tầng trời thứ 33, chưởng quản nhân giáo, đảm đương những công việc về đạo đức, lễ nghĩa, tu luyện, bào chế linh đơn để kéo dài tuổi thọ

- Thứ ba là Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn
(Thông Thiên Giáo Chủ): với tư tưởng chúng sinh bình đẳng, chúng sinh có khát vọng, nỗ lực kiên trì không ngại khổ thì đều được cho tu tập, chỉ cần muốn tu luyện thì đều sẽ được truyền đạo giúp tu tiên


2. Sự Tích Thứ Hai: (theo Đạo giáo tông nguyên)

- Thanh khí do hỗn động thái vô nguyên hoá sinh là Nguyên Thuỷ Thiên Tôn
(Thiên Bảo Quân), cư trú tại Thanh Vi Thiên Ngọc Thanh Cảnh , nên xưng là Ngọc Thanh.

- Khí do xích hỗn thái vô nguyên huyền hoàng hoá sinh là Linh Bảo Thiên Tôn (Linh Bảo Quân), cư trú tại Vũ Dư Thiên Thượng Thanh Cảnh, cho nên xưng là Thượng Thanh

- Khí do mịch tịch huyền thông nguyên huyền bạch hoá sinh là Đạo Đức Thiên Tôn (Thần Bảo Quân), tức Thái Thượng Lão Quân, cư trú tại Đại Xích Thiên Thái Thanh Cảnh, cho nên xưng là Thái Thanh.

Ba vị tôn thần này mỗi vị là giáo chủ, tức Tam Động chi tôn thần, thống ngự các thiên thần, là tông của thần vương, chủ của phi tiên, vũ trụ vạn vật đều do 3 vị sáng tạo ra.

Ba vị tam thanh đạo tổ, Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn, thái t...jpg
3. Tam Thanh Đạo Tổ là ba đệ tử đầu tiên của Hồng Quân Lão Tổ

Hồng Quân Lão Tổ là khí hồng mông hoang sơ ngưng kết thành, là Thượng Tiên có pháp lực, đạo hạnh cao nhất trong hàng ngũ các vị tiên. Vị thần tiên này tồn tại từ khi vũ trụ chưa sinh ra, thế giới vật chất lẫn ý thức tinh thần chưa xuất hiện


4. Tổng kết


Tam Thanh không chỉ là ba vị Đạo Tổ của Đạo giáo, đại diện cho ba ngôi vị tối cao của các vị tiên thánh trong vũ trụ, duy trì trật tự và cân bằng của vũ trụ, tượng trưng cho sự tinh khiết, trí tuệ và sự trường tồn giá trị của đạo đức và tinh thần trong cuộc sống.

giúp chúng ta hiểu rõ hơn về triết lý và giáo lý của Đạo giáo, cũng như nhận thức về sự quan trọng của việc tuân thủ đạo đức và tìm kiếm sự tinh khiết và trí tuệ trong cuộc sống, góp phần vào việc xây dựng và duy trì niềm tin và giá trị tinh thần trong xã hội.
 

Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn


Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn là thượng tiên tối cao trong Tam Thanh. Ngài ngự tại cung Tử Hư, một cõi gọi là Thánh Cảnh, nằm trong tầng trời Đại Niết Bàn.

“Lịch đại thần tiên thông giám” cho biết Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn cũng là Thượng Tiên hàng đầu của Đạo Giáo, là giáo chủ Xiển giáo, lựa chọn đệ tử theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt. Xiển giáo thường chọn lọc đệ tử rất kỹ lưỡng, phải có phẩm chất trong sáng, căn nguyên đạo hạnh thì mới thu nạp và dạy dỗ

Tôn hiệu của Nguyên Thủy Thiên Tôn gồm có:

- Ngọc Thanh Thánh Cảnh Đại La
- Nguyên Thủy Vạn Pháp Thiên Tôn”
- Thượng Thai Hư Hoàng Đạo Quân
- Ngọc Thanh Tử Hư Cao Thượng Nguyên Hoàng Thái Thượng Đại Đạo Quân
- Thanh Huyền Tổ Khí Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn Diệu Vô Thượng đế

Đồ Đệ gồm có 12 vị Đại Tiên:
- Quảng Thành Tử ở động Vân Tiêu, núi Thái Hoa, là sư phụ của Ân Giao.
- Hoàng Long chân nhân ở động Ma Cô, núi Nhị Tiên, thuộc tộc Kim Long, Bàn Cổ Long Tộc.
- Xích Tinh Tử ở động Đào Nguyên, núi Cửu Tiên, là sư phụ của Ân Hồng và Dương Nhậm đại phu.
- Cụ Lưu Tôn ở động Phi Vân, núi Giáp Long, là sư phụ của Thổ Hành Tôn
- Thái Ất chân nhân ở động Kim Quang, núi Càn Nguyên, là sư phụ của Na Tra
- Linh Bảo đại pháp sư ở động Nguyên Dương, núi Không Động.
- Văn Thù quảng pháp thiên tôn ở động Vân Tiêu, núi Ngũ Long, là sư phụ của Kim Tra
- Phổ Hiền chân nhân ở động Bạch Hạc, núi Cửu Cung, là sư phụ của Mộc Tra
- Từ Hàng đạo nhân ở động Lạc Già, núi Phổ Đà, là sư phụ của Long Cát công chúa
- Ngọc Đỉnh chân nhân ở động Kim Hà, núi Ngọc Tuyền, là sư phụ của Dương Tiễn theo nguyên tác Phong Thần Diễn Nghĩa.
- Đạo Hạnh chân quân ở động Ngọc Ốc, núi Kim Đình, là sư phụ của Hàn Độc Long, Tiết Ác Hổ, Vi Hộ.
- Thanh Hư Đạo Đức chân quân ở động Tử Dương, núi Thanh Phong, là sư phụ của Hoàng Thiên Hóa.


Bên cạnh đó, còn có một số đệ tử khác của Nguyên Thủy Thiên Tôn trong câu chuyện “Phong Thần Diễn Nghĩa”:

- Nam Cực Tiên Ông (Trường Sinh Đại Đế): Ông có tôn hiệu trong Đạo giáo là Trường Sinh Đại Đế. Ông là một đệ tử hầu hạ sư phụ tại Ngọc Hư Cung và là sư phụ của Dương Tiễn và Bạch Hạc Đồng tử.
- Nhiên Đăng đạo nhân: Nhiên Đăng đạo nhân sinh sống tại động Kim Giáp trên núi Linh Tụ. Tên gọi này được phỏng theo Nhiên Đăng Cổ Phật trong Phật giáo.
- Vân Trung Tử: Vân Trung Tử sống tại động Ngọc Trụ trên núi Chung Nam và là sư phụ của Lôi Chấn Tử.
- Khương Tử Nha: Khương Tử Nha là một đệ tử quan trọng của Nguyên Thủy Thiên Tôn. Ông là sư phụ của Tử Hà quận chúa, Võ Cát và Long Tu Hổ.
- Thân Công Báo: Thân Công Báo ban đầu là một đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn trong phái Xiển giáo, nhưng sau đó gia nhập phái Triệt giáo. Ông được phong thần Phân Thủy tướng quân và trở thành sư phụ của Hồng Cẩm, phu quân của công chúa Long Cát.
- Đặng Hoa: Đặng Hoa là đệ tử thứ năm của Ngọc Hư Cung. Anh bị Tân Hoàn giết nhưng sau đó được phong thần Đẩu Bộ.
- Tiêu Trăng: Tiêu Trăng là một đệ tử khác của Ngọc Hư Cung. Cô bị Kim Quang Thánh mẫu giết nhưng sau đó được phong Kim Phủ tinh.

Nguyên Thủy Thiên Tôn là giáo chủ của Xiển Giáo ở Ngọc Hư Cung

Trong Phong thần diễn nghĩa: Mọi người được biết đến vào cuối triều đại nhà Thương vào năm 1030 TCN, trong triều đại vua Trụ Vương (nhà Chu). Nguyên Thủy Thiên Tôn hướng dẫn các đệ tử hỗ trợ Tây Bá Hầu Cơ Xương (nhà Thương) cùng các chư hầu trong cuộc chinh phạt Trụ Vương

Nguyên Thủy Thiên Tôn đã trao cho đệ tử Khương Tử Nha bảng Phong Thần và Đả Thần Tiên, và căn dặn xây đài phong thần để tiếp đón linh hồn các chiến sĩ đã hy sinh. Phong thần được phân chia tùy theo công trạng của từng người.

Trong câu chuyện còn xuất hiện nhiều vị thần tiên và nhân vật tôn giáo khác như Phật, Bồ Tát và Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn (Thông Thiên Giáo Chủ), Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn (Thái Thượng Lão Quân)…
 

Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn


Là thượng tiên thứ hai trong Tam Thanh,
trách nhiệm quan trọng trong việc duy trì trật tự và quản lý các hiện tượng thiên nhiên trên bầu trời. Trong ảnh Tam Thanh ở vị trí bên phải ở giữa là Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn và bên trái là Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn (Thái Thượng Lão Quân)

Trong thần điện của Đạo Giáo, thời kỳ của các triều đại Tuỳ và Đường và Tống, Ngọc Hoàng Thượng đế đã được tách riêng với Tam Thanh và được tôn xưng là Thái Thượng Đại Đạo Quân hoặc là Linh Bảo Quân. Lúc này ba ngôi vị Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh đã được chia rõ ràng, tạo thành Tam Thanh – tối cao của thần điện. Ngọc Hoàng Thượng Đế và Tam Thanh tôn xưng là Tứ Ngự.

Tôn hiệu Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn gồm có:

- Thượng Thanh Thánh Địa Thông Thiên Giáo Tổ Linh Bảo Thiên Tôn
- Thượng Thanh Đại Đạo Quân
- Thượng Thanh Đại đế
- Linh Bảo Đạo Quân
- Hỗn Minh Đại Thiên Tôn
- Thượng Thanh Cao Thánh Thái Thượng Ngọc Thần Nguyên Hoàng Đại Đạo Quân
- Thái Thượng Huyền Hoàng Cao Thánh Nguyên Khí Sở Thành Linh Bảo Thiên Tôn Thượng Thanh Diệu Hữu Thượng Đế Ngọc Thần Huyền Hoàng Đại Đạo Quân”
Thần Thoại
Linh Bảo Thiên Tôn cư trú tại tầng trời thứ 34, trong cung Châu Nhật, nơi có hàng vạn Kim đồng ngọc nữ chầu, tạo ra các tinh tú và bảo vệ Thiên đình.

Linh Bảo Thiên Tôn với tư tưởng chúng sinh bình đẳng, chúng sinh có khát vọng, nỗ lực kiên trì không ngại khổ thì đều được cho tu tập, chỉ cần muốn tu luyện thì đều sẽ được truyền đạo tu tiên
 
Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn
Thái Thượng Lão Quân


Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn ở tại cung Đâu Suất, tại tầng trời thứ 33, cõi này là Thanh Cảnh. Chưởng quản nhân giáo, đảm đương những công việc về đạo đức, lễ nghĩa, tu luyện. Trong cung Đâu Suất, có lò Bát quái nơi luyện tạo các loại tiên đơn thánh thủy để đạt sự trường sinh bất tử.

Thái Thượng Lão Quân là thượng tiên thứ ba trong Tam Thanh, trong ảnh Tam Thanh ở vị trí bên trái ở giữa là Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn và bên trái là Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn

Thần thoại trong Đạo giáo kể rằng Thái Thượng Lão Quân tồn tại trước cả trời đất, là nguyên khí hỗn mang ngưng kết thành hình. Truyền thuyết rong thời đại của vua Chu, Ngài hạ phàm với danh xưng là Lão Tử, tác giả của Đạo Đức Kinh và được tôn vinh trong Đạo giáo như là Giáo chủ và Đạo tổ.

Tôn hiệu Thái Thượng Lão Quân:

- Đạo Đức Thiên Tôn”
- Vô cực chí tôn
- Vô cực lão tổ
- Hỗn Nguyên Lão Quân
- Thái Thanh Đại đế
- Hàng Sinh Thiên Tôn
- Thái Thanh Cao Thánh Hư Vô Chí Tôn Thái Thượng Ngọc Thần Nguyên Hoàng Đại Đạo Quân

Pháp Bảo Thái Thượng Lão Quân
- Phất Trần
- Quạt Ba Tiêu
- Hồ Lô Tử Kim
- Dây Thừng Hoàng Kim
- Ngọc Tịnh Bình
- Kim Cương Trát
- Thất Tinh Kiếm
- Lò Bát Quái

Trong văn học:


Hình tượng của Thái Thượng Lão Quân đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học như “Phong thần diễn nghĩa”, “Tây du ký”… Đặc biệt là trong phiên bản phim truyền hình Tây du ký năm 1986, ông được miêu tả là một vị thần tiên tối cao của Thiên đình, sở hữu nhiều bảo vật và khả năng siêu nhiên.

Là vị Thượng Tiên thần thông quảng đại, có thể biến hóa vạn vật, thần tiên cứu độ cho chúng sinh. Giải cứu cho những kẻ bất hạnh, những người đang chịu khổ, chịu nạn chỉ cần khấn hoặc gọi tên vị thần là Đạo Đức Thiên Tôn thì sẽ được vị thần giúp đỡ. Biến hung thành cát. Có khi vị Thần ở Thiên cung, Địa ngục, khi hạ giáng xuống nhân gian. Hóa thành Tiên đồng, Ngọc nữ, Đế quân, Thánh nhân, Thần tài, Phật thiên y, Công tào, Thần mưa, Thần gió…..

Đạo Đức Thiên Tôn truyền kinh pháp nhằm cứu độ chúng sinh trong cơn hoạn nạn, những người đang gặp nguy khốn, chịu khổ trên chốn nhân gian và truyền thụ cho những người ở tại Hạ giới có tiên duyên. Học và luyện, nắm giữ được đạo trời có thể kéo dài tuổi thọ, trừ họa được phúc, không làm chuyện độc ác có thể hành đạo. Ngay cả các bậc đế vương cũng thực hành lấy đạo, giáo hóa cho dân chúng. Tu đạo bảo hộ con người trên thế gian, các quốc gia công thổ, đất nước yên lành. Làm ăn thịnh vượng, bình an. Con người khỏe mạnh trường thọ.
 
Back
Bên trên Bottom