Kts Hoàng Trà

Web: Phong Thuy Hoang Tra .vn 0916.299.611
Thiền Định Ba La Mật



1. Thế Gian Thiền :
có 2 loại
( trước thời Phật giáng thế đã có )

a) Căn bản vị thiền ( người tu thiền còn ưa cảm giác lạc thọ ) : gồm 12 phẩm, phân làm 3 :

- Tứ Thiền : dành cho người phàm chán cảnh tán loạn của Dục Giới

- Tứ Vô Lượng: dành cho người muốn tạo phước lớn

- Tứ Không : dành cho kẻ nhàm chán cảnh Sắc Giới

b) Căn bản tịnh thiền
(phát sinh vô lậu trí): Phân làm 2 loại

- Lục Diệu Môn : dành cho người có Huệ tánh nhiều

- Thập Lục Đặc Thắng: dành cho người có Định tánh nhiều

=> Người có Huệ tánh và Định tánh ngang nhau thì tu cả hai



2. Xuất Thế Gian Thiền
(Là của Bậc xuất thế ): có 4 thứ thiền quán

- Cửu Tướng Quán

- Bát Bối Xả Quán

- Bát Thắng Xứ Quán

- Thập Nhất Thiết Xứ Quán

=> Tu bốn thứ Thiền quán này là lấy pháp hữu vi làm đối tượng suy nghiệm, có thể đi đến kết quả ly dục, phát sinh Vô Lậu Trí



3. Xuất Thế Gian Thượng Thượng Thiền : là pháp thiền cao tột của các bậc đại nhân. Gồm 9 môn

- Tự Tánh Thiền : là quán sát thật tướng tự tâm, không cần lấy đối tượng ngoại cảnh

- Nhất Thiết Thiền : có công năng tự hành và hóa tha

- Nan Thiền : môn thiền gian nan, thâm diệu, khó tu

- Nhất Thiết Môn Thiền : là tất cả các pháp thiền định đều do môn mà xuất phát

- Thiện Nhân Thiền : là môn thiền của những chúng sanh có đại thiện căn cùng tu

- Nhất Thiết Hạnh Thiền : bao nhiếp tất cả hạnh pháp của Đại thừa

- Trừ Não Thiền : Có năng lực diệt trừ phiền não, khổ đau cho chúng sinh

- Thử Thế Tha Thế Lạc Thiền : có năng lực làm cho chúng sinh an lạc trong hiện tại và tương lai

- Thanh Tịnh Tịnh Thiền : có năng lực đoạn trừ hoàn toàn các hoặc nghiệp và chứng được Tịnh báo Đại Bồ Đề. Tâm ý hoàn toàn thanh tịnh và lại cung không còn thấy cái tướng thanh tịnh ấy nữa, nên gọi là Tịnh Báo
 
Có thể nói một cách khẳng định rằng, để đạt được cứu cánh giác ngộ không có con đường tu tập nào khác hơn ngoài con đường Thiền định.

Chư Phật, chư Bồ Tát, chư Tổ cũng đều đã phải trãi qua con đường đó. Chính Đức Thế Tôn đã từng nhấn mạnh đến lợi ích quan trọng của thiền định: "Thiền định là phương tiện duy nhất để thanh tịnh nội tâm, tiêu trừ phiền não.", và Đức Phật Thích Ca cũng đã trải qua 49 ngày đêm thiền định rốt ráo trước khi chứng đạt được đạo quả bồ đề.

Chúng ta, những người học Phật, dĩ nhiên cũng không có một lựa chọn nào khác hơn. Tuy nhiên, một vấn nạn lớn đặt ra cho những người mới tập bước chân vào cửa Thiền, là làm sao tìm ra cho mình một phương pháp thích ứng để con đường tu chứng của mình mau đạt được kết quả mà không bị lạc lối trong rừng Thiền mênh mông, chẳng những đã không đạt được cứu cánh giác ngộ mà đôi khi lại còn có thể bị rơi vào con đường ma đạo.

Cảm ơn Kiến trúc sư phong thủy Hoàng Trà đã có bài tổng hợp ngắn gọn từ Kinh Phật để chia sẻ cho mọi người có tầm nhìn đúng về thiền
 
Kiến giải từ “Huệ Tánh” ở mục 1. b

Theo kinh Phật dạy thì:
  • Trí Huệ là hiểu rõ sự lý cùng tột, là Bát nhã, là trực nhận tánh không, là giác ngộ, là “Trí biết tục đế, Huệ thông chân đế”. Có thể nói Trí là thể tính sáng suốt trong sạch, Huệ là cái sáng chiếu soi, Trí Huệ rộng lớn (Ba La Mật) là thể tính sáng suốt soi sáng một cách tinh tường không thể nhầm lẫn. Trí huệ là sự hiểu biết siêu việt cùng tột, là giải thoát. (Trí huệ là sự phát triển cao cấp của Trí tuệ)
  • Tự tánh là danh từ nhà Phật gọi bản tánh thật của mỗi người chúng ta, là bản lai diện mục.
Tra trên Google thì cũng không thấy kiến giải về từ Huệ Tánh. Theo kiến giải của bản thân Kts Hoàng Trà thì Huệ tánh = Trí huệ + Tự tánh: Có thể hiểu là người đã tu từ nhiều kiếp và đến kiếp này thì Tự Tánh đã có đủ Trí Huệ, nên gọi là Huệ Tánh
 
Back
Bên trên Bottom