PHÁP LÀ GÌ ?

Đạo và Đời

Quản Trị Diễn Đàn 0989.913.611
PHÁP LÀ GÌ ?

Pháp là tịch diệt. Nếu biểu hiện qua hành vi sanh diệt thì đó là cầu sanh diệt, chớ không phải là cầu pháp.

Pháp là vô nhiễm. Nếu nhiễm ở pháp cho đến nhiễm Niết Bàn thế là cầu nhiễm chớ không phải là cầu pháp.

Pháp không năng hành, sở hành. Nếu dụng ý hành ở nơi pháp, đó là cầu năng hành, sở hành chớ không phải cầu pháp.

Pháp không có thủ xả. Đối với pháp mà có ý thủ xả, đó là cầu thủ xả chớ không phải là cầu pháp.

Pháp không có xứ sở. Nếu chấp nê xứ sở, đó là cầu xứ sở chớ không phải cầu pháp.

Pháp là vô tướng. Nếu dựa trên tướng để nhận biết, đó là cầu tướng chớ không phải là cầu pháp.

Pháp không được trụ. Nếu trụ ở nơi pháp, đó là cầu trụ chớ không phải là cầu pháp.

Pháp không phải là thấy, nghe, hiểu, biết. Nếu biểu hiện qua thấy, nghe, hiểu biết đó là cầu thấy, nghe, hiểu biết chớ không phải cầu pháp.

Pháp là vô tướng vì nếu còn chấp có tướng giàu nghèo, cao thấp, đẹp xấu là tâm còn phân biệt, chấp trước, không bình đẳng.

Pháp không được trụ ở bất cứ pháp môn nào mà phải tùy thuận theo chúng sinh mà hoan hỷ hướng dẫn họ tu hành. Căn cơ chúng sinh sai khác nên nếu ai thích niệm Phật thì cùng họ niệm Phật, ai muốn tham thiền thì cùng họ tham thiền nhập định, ai muốn trì chú thì cùng họ tu trì thần chú mật ngữ.

Pháp nầy dung thông pháp kia và pháp kia dung thông pháp nầy tức là trong pháp nầy hàm chứa chủng tử của tất cả pháp kia và trong pháp kia có chứa chất liệu chủng tử của chất nầy. Vì thế chủng tử của vạn pháp trùng trùng duyên khởi cho nhau, tương tức tương nhập một cách tự tại

Trong mỗi pháp có nhiều pháp khác và trong nhiều pháp khác lại có nhiều pháp khác nữa. Cứ thế nhân mãi lên cho đến vô cùng vô tận. Kinh Hoa Nghiêm nói rằng:”Tất cả thế giới đều như thế giới màn lưới Nhơn-đà-la.

Pháp môn nào cũng tốt cả như trăm sông cùng đổ về biển lớn là giải thoát giác ngộ.


Vì vậy cho nên: Nếu là người cầu pháp, đối với tất cả “không nên khởi ý niệm Cầu
 
Pháp thì có pháp tánh và pháp tướng.

Nếu con người chưa ngộ được thật tướng của vạn vật trong vủ trụ thì chỉ nói được pháp tướng.

Còn thấu nhập được thật tướng thì mới nói được pháp tánh. Mà thật tướng chính là vô tướng.
 
Các pháp không sanh không diệt, đó là nghĩa vô thường.

Ngũ uẩn rỗng không, không có điểm sanh khởi, đó là nghĩa khổ.

Các pháp rốt ráo không, không có nguồn gốc, đó là nghĩa không.

Ngã và vô ngã không hai, đó mới là nghĩa vô ngã.

Các pháp xưa không sanh, nay không diệt, đó là nghĩa tịch diệt.​
 
Trong Phật giáo thì pháp có pháp liễu nghĩa và bất liễu nghĩa.

Có pháp Đại thừa và Tiểu thừa

Có pháp cứu cánh và pháp phương tiện.

Do đó khi hoằng pháp cần phải quán căn cơ và biết nhìn đối tượng.
 
Các pháp có sinh có diệt tức là vô thường. Là nhìn theo pháp Tướng tức là pháp sinh diệt tương đối của thế gian

Các pháp không sinh không diệt mới là thực vô thường. Là nhìn theo pháp Tánh bất sinh bất diệt là Chân Lý Tuyệt đối, vì trong Chân Không thì làm gì có sinh có diệt, có tăng có giảm.

Nhưng nếu nói không sanh không diệt thì tại sao nói vô thường như các pháp sinh diệt? Đứng về pháp Tánh thì không sanh không diệt nhưng nhờ có duyên hợp mới thành Tướng. Mà đã là duyên hợp thì có sanh có diệt tức là vô thường. Đây chính là bất biến mà tùy duyên
 
Tuy vạn pháp có tướng sinh diệt tức là vô thường, nhưng Bản Thể Chân Như là Thật Tướng thì không có hình tướng nên không bị chi phối bởi tánh vô thường, là Chân Thường.

- Thân là vô thường
thì phải quay về sống với Pháp Tánh bất sinh bất diệt để tới chỗ Chân Thường.

- Vạn Pháp trong thế gian vũ trụ là Vô Ngã thì hãy suy tư quán chiếu, tĩnh lự và quay về sống với tự tánh thanh tịnh của mình thì sẽ thấy Chân Ngã.

- Nếu để tâm chạy theo vọng trần
thì sẽ cảm thọ cái vui hay cái buồn, nhưng nếu thấy rằng ngũ uẩn là không thì sẽ chặn được gió lục trần. Không có gió lục trần thì làm gì còn cảm thọ cho nên buồn vui cũng vì thế mà tan biến.

- Nếu thấy thế gian sinh diệt thì tâm mới có khổ, quay về với pháp tánh thì sẽ không còn sinh diệt. Không sinh diệt thì khổ không còn tức là Tịch Diệt.


Ngay trong vô thường mà thấy được Chơn Thường.

Ngay trong vô ngã mà thấy được Chơn Ngã.

Trong cái khổ mà thấy Chân Lạc

Trong thế giới uế độ nầy mà vẫn thấy được Niết bàn thanh tịnh tức là Chân Tịnh vậy.

Vì thế với tuệ nhãn của Bồ-tát thì vạn pháp là Chân Thường, Chân Ngã, Chân Lạc và Chân Tịnh hay là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.
 
“Nhất thiết pháp không như thiệt tướng”

Vạn pháp chẳng điên đảo, chẳng động, chẳng thối, chẳng chuyển, như hư không, không có thật tánh

Tất cả lời nói phô dứt, chẳng sanh, chẳng xuất, chẳng khởi, không danh, không tướng, thiệt không chỗ có, không lường, không ngằn, không ngại, không chướng, từ điên đảo mà sanh, chỉ do nhân duyên mà có.
 
Pháp vốn Vô ngã, Vô thọ giả

Tất cả các pháp trên thế gian nầy kể cả con người của chúng ta là do sự kết hợp của trùng trùng duyên khởi nên chúng không có chủ tể tức là vô ngã. Bây giờ hãy lấy con người của chúng ta làm thí dụ.

Thật sự chúng ta có thể làm chủ hoàn toàn được con người của mình không?

- Khi bụng đói thì thân bắt chúng ta ăn, nhưng khi bụng quá no thì cho dù chúng ta muốn ăn thêm món mình thích thì nuốc cũng không nổi.

- Khi lái xe suốt đêm thì mắt sụp xuống mặc dầu đường vẫn còn xa.

- Khi thấy xe đẹp, nhà sang thì muốn chiếm lấy…

- Cho dù con người muốn hay không thì máu huyết vẫn luôn luân chuyển tuần hoàn trong cơ thể để mang dưỡng khí nuôi thân. Tim lúc nào cũng đập cho dù chúng ta không muốn sống.

Vậy thân và vọng tâm làm chủ Ta chớ đâu phải Ta làm chủ con người của Ta. Vì thế nếu Ta không làm chủ được mình thì chính Ta là vô ngã.

Đã không làm chủ được mình thì sự sống chết vô thường của con tạo làm sao mình làm chủ được. Do đó mới gọi là vô thọ giả.
 
Pháp có nhiều pháp: pháp tánh và pháp tướng, pháp liễu nghĩa và pháp bất liễu nghĩa, pháp tiểu thừa và pháp đại thừa.

Chẳng hạn như khi nói về tứ diệu đế, thập nhị nhân duyên…là nói về pháp tướng tức là pháp có sinh có diệt.

Khi nói về pháp tướng thì có bốn tướng: ngã, nhân, chúng sinh và thọ giả mà pháp tánh là Bản thể tuyệt đối thì làm gì còn có ta, có người, có chúng sinh hay có thọ giả và dĩ nhiên làm gì còn sinh tử luân hồi.

Còn pháp tánh là nói về chân không, bản thể tuyệt đối, không hình tướng bởi vì nó là pháp ở trong tâm. Mà cái không hình, không sắc thì làm sao diễn tả được nên nó phải lìa văn tự, ly ngôn thuyết và ly tâm duyên mà Bồ-tát gọi pháp tánh nầy là NHƯ.

Đức Phật đã khẳng định rằng tất cả mọi chúng sinh đều có Phật tánh như nhau do đó nếu muốn chúng sinh nghe pháp và thấu hiểu mà thực hành được viên mãn thì phải nói pháp cho đúng với chân lý, hợp với Phật tánh tức là NHƯ.

Như có nghĩa là tự nó sao cứ để vậy, đừng để tâm phân biệt so sánh, thêm bớt vì nó đã lìa tất cả văn tự, ngôn ngữ…cho nên khi nói pháp thì phải nói với tâm vô phân biệt, vô quái ngại tức là nói pháp vì lợi ích cho chúng sinh chớ không phải vì danh văn lợi dưỡng cho mình.

Pháp ở đây chính là Pháp tánh và đó mới là Chân lý tuyệt đối, là Phật tri kiến, là Bản lai diện mục, là Bản Thể Chân Như…Chính cái pháp tánh nầy không hình, không tướng thì làm sao có thể diễn tả bằng lời nói, ngôn ngữ

Trong kinh Kim Cang có câu:”Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng; nhược kiến chư tướng Phi Tướng tức kiến Như Lai” có nghĩa là cái gì mà có hình tướng là giả huyễn, là không thật, là sinh diệt; còn nếu thấy được cái Tướng Không của mọi sự vật thì sẽ thấy được Chân lý.

Nếu đứng về phương diện Bản Thể Chân Như thì Chân Lý không thể nào diễn bày được cho nên nói mà không nói, nghe mà không nghe và chứng đắc mà không chứng đắc. Nói mà không nói mới là chân Bát nhã.
 
Bởi vì pháp không có tướng chúng sinh, xa lìa sự cấu nhiễm về chúng sinh.

Pháp không có ngã vì lìa ngã cấu.

Pháp không có tướng thọ mệnh, xa lìa sanh tử ưu bi.

Pháp không có tướng nhân, vì thời gian trước và thời gian sau không phải một.

Pháp thường vắng lặng vì dứt bặt các tướng.

Pháp ly tất cả tướng vì nó không phải đối tượng sở duyên.

Pháp không có tên, không có lời để gọi vì ngoài sự nghĩ ngợi nói năng.

Pháp không có gì để nói vì nó ly các giác quán.

Pháp không hình tướng vì nó như hư không.

Pháp không như trò giởn vì nó hoàn toàn rỗng lặng.

Pháp không phải là ngã sở vì nó rời ngoài ngã sở.

Pháp không thể phân biệt vì nó vượt ngoài sự nhận thức đánh giá.

Pháp không có thể so sánh vì nó không ở trong vòng đối đãi.

Pháp không lệ thuộc vào nhân vì pháp tồn tại ở duyên.

Pháp hòa đồng pháp tánh vì nó dung nạp với pháp tánh.

Pháp tùy thuận với pháp “NHƯ” vì nó không chỗ tùy.

Pháp trụ nơi thật tế vì pháp bất đồng với bên hữu bên vô, bên đoạn bên thường.

Pháp không có giao động vì nó không tương can với lục trần.

Pháp không có đến đi vì pháp vốn là bất trụ.

Pháp thuận với không, tùy vô tướng, hợp với vô tác.

Pháp rời tốt xấu.

Pháp không tăng nhiều, không giảm thiểu.

Pháp không có chỗ qui thú, nó vượt qua nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, tâm.

Pháp không có cao thấp, pháp thường trú bất động.

Pháp xa lìa tất cả sự nghĩ ngợi và thi thố
 
Vạn Pháp Duy Tâm: có nghĩa là tất cả mọi việc trong thế gian nầy đều do tâm mình tạo. Khi tâm mình nghĩ thiện thì có cảnh thần tiên, ngược lại nếu tâm mình nghĩ ác thì thấy cảnh địa ngục, A-tỳ

Quỷ Thần ở hai vai, nghiêng bên nào thì bên ấy kéo. Người đang tu đạo và người đang làm thầy cũng luôn luôn trải qua các bài thử. Đức Phật Thích Ca trước khi thành đạo cũng trải qua sự thử thách bởi Ma Vương và các ma quân

Vô bất tùng thử pháp giới lưu, mạc bất hoàn qui thử pháp giới” có nghĩa là không có pháp nào chẳng từ tâm nầy mà lưu xuất và cũng không có một pháp nào chẳng trở về tâm nầy
 
Pháp bổn pháp vô pháp - Pháp bổn là Diệu Pháp

Pháp mà không phải pháp. Tại sao ? Vì pháp ấy không phải là một vật đối đãi theo con mắt phàm tình thế gian thấy biết, nên nói không phải pháp.

Pháp gốc là thể của muôn pháp. Diệu Pháp cũng tương đương nghĩa này. Vì Diệu Pháp là thể của muôn pháp nên nói không hết, giảng không cùng, vì vậy nên gọi Tri kiến Phật là Diệu Pháp

Ở hội Linh Sơn, Phật giơ cành hoa sen lên, đưa mắt nhìn khắp tứ chúng; cả hội chúng lặng im, chỉ có tôn giả Ma-ha Ca-diếp nhìn thấy liền chúm chím cười. Phật nhân đó ấn chứng cho Ngài là người đã ngộ được lý Thiền, và được truyền thừa y bát làm Tổ thứ nhất phái Thiền tông.

Như vậy, kinh Pháp Hoa được Phật nói ở núi Linh Thứu và dùng hoa sen để dụ cho Diệu Pháp; tổ Ca-diếp thấy Phật đưa cành hoa sen, Ngài ngộ được Pháp gốc
(Diệu Pháp)

Điều đó cho chúng ta thấy kinh Pháp Hoa có mối liên hệ với Thiền tông rất mật thiết nên các thiền sư khi hoằng hóa hay dùng hoa sen để ví dụ, như nói: “Hoa sen ở trong lò lửa mà vẫn tươi nhuần”. Lò lửa là chỉ cho thân vô thường, hoa sen thanh khiết chỉ cho Pháp thân thanh tịnh, ý nói từ nơi thân vô thường của mỗi chúng sanh có sẵn thể bất sanh bất diệt hằng thanh tịnh.
 
Back
Top Dưới