Cầu Pháp của Tiểu Thừa và Đại Thừa

Kts Hoàng Trà

Web: Phong Thuy Hoang Tra .vn 0916.299.611
CẦU PHÁP của TIỂU THỪA và ĐẠI THỪA

Dựa theo giáo lý Tiểu thừa:

- Pháp sắc tướng sinh diệt thì thấy cuộc đời khổ đau nên họ cầu vui, cầu hạnh phúc. Mà có cầu, có xin là tâm còn tham đắm.

- Giáo lý tiểu thừa thì nương vào năng cầu sở cầu, năng nguyện sở nguyện mà một khi còn năng nở thì con người vẫn còn vướng mắc vào vòng bất ý, bất toại nguyện. Là giáo lý phương tiện vì chúng sinh còn cầu mong sớm được thành Phật.



Theo triết lý Đại thừa

- Khi chúng sinh làm một việc thiện thì chính họ đã có sự lợi ích rồi. Bởi vì làm việc thiện thì tâm thức được tự tại, thân tâm được an vui và dĩ nhiên luật nhân duyên quả báo sẽ tự động đền bù cho họ những phước đức sau nầy cho dù họ có cầu hay không. Thêm nữa chúng sinh thường hồi hướng việc làm tốt của mình cho mọi loài chúng sinh để cùng sớm thành Phật đạo.

- Theo giáo lý liễu nghĩa đại thừa thì không cần phải hồi hướng, không mong cầu bất cứ việc gì ngay cả quả vị Phật vì bản nguyên chúng sinh đã là Phật rồi.

- Cầu Pháp theo tinh thần Đại thừa là không cầu một cái gì hết vì nếu chúng sinh biết học chánh pháp, biết hành chánh pháp và biết sống theo chánh pháp thì trong ta đã có đầy đủ những đức tính Thường, Lạc, Ngã, Tịnh rồi. Bởi vì
  • Các pháp không sanh không diệt nên nói là Thường, lúc nào cũng an nhiên tự tại nên gọi là Lạc, là chủ sinh là muôn pháp nên gọi là Ngã và không bị cấu nhiễm nên gọi là Tịnh.
  • Bồ-đề và Niết bàn là vô tại vô bất tại tức là nó không có ở đâu hết mà không ở đâu chẳng có Bồ- đề, Niết bàn. Nó không có trong con người nào hết nhưng không có con người nào là không có Bồ-đề, Niết bàn.

- Phật Pháp không có cao có thấp, Chân lý lúc nào cũng bình đẳng, Phật tánh thì ai ai cũng như nhau. Do đó nếu chúng sinh bỏ hết tâm phân biệt, chấp trước, không thấy có Tiểu thừa, Đại thừa, không còn phân biệt xuất gia, tại gia, không còn quan trọng tu chùa hay tu nhà, không còn thấy khác biệt khi còn tóc hay cạo đầu, áo thường hay áo thụng vì tất cả đều là con Phật, cùng có chung một tôn chỉ và mục đích là giải thoát giác ngộ thì đây chính là Nhất thừa Phật Đạo vậy. Cho dù có thâm hiểu kinh điển vi diệu thì cũng đừng có tâm phân biệt chấp có cao có thấp, “tán kỷ hủy tha” tức là trọng mình khinh người

Lời các đức Phật Như Lai nói không hư vọng, không có thừa nào khác,
chỉ có một Phật thừa thôi
 
TẤT CẢ CÁC PHÁP ĐỀU VÔ NGÃ
Nhưng tóm lại có 100 pháp, chia 5 loại, 4 loại đầu là hữu vi, loại thứ 5 là vô vi


1. Tâm Pháp (có 8 pháp )

- Nhãn Thức

- Nhĩ Thức

- Tỷ Thức

- Thiệt Thức

- Thân THức

- Ý Thức

- Mạt Na Thức ( thức thứ 7 )

- A Lại Da thức ( thức thứ 8 )


2. Tâm Sở Hữu Pháp ( có 51 pháp, chia 6 loại )

- Biến Hành : Xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư

- Biệt Cảnh : Dục, Thắng giải, Niệm, Định, Huệ

- Thiện : Tín, tàm, quí, vô tham, vô sân, tinh tấn, khinh an, bất phóng dật, hành xả, bất hại

- Căn bản phiền não : tham, sân, si, mạn, nghi, ác, kiến

- Tùy phiền não : có 20 món chia 3 loại

- Tiểu tùy : phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuồng, siễm, hại, kiêu

- Trung tùy : vô tàm, vô quí

- Đại tùy : trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất chánh tri

- Bất định : Hối, miên, tầm, tư


3. Sắc Pháp ( có 11 pháp )

- Năm căn : Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn

- Sáu trần : sắc trần, thinh trần, hương trần, vị trần, xúc trần, pháp trần


4. Tâm Bát Tương Ưng Hành Pháp ( có 24 pháp )

Đắc, Mạng căn, Chúng đồng phận, Dị danh tánh, Vô tưởng định, Diệt tận định, Vô tưởng báo, Danh thần, Cú thân, Văn thân, Sanh, Trụ, Lão, Vô thường, Lưu Chuyển, Định dị, Tương ưng, THế tốc, THế đệ, Thời, Phương, Số, Hòa hiệp tánh, Bất hòa hiệp tánh



5. Vô Vi Pháp ( có 6 pháp )

- Hư không vô vi

- Trạch diệt vô vi

- Phi trạch diệt vô vi

- Bất động diệt vô vi

- Tưởng thọ diệt vô vi

- Chân như vô vi
 
Các pháp xưa không sanh, nay không diệt, đó là nghĩa tịch diệt.

Giáo lý Tiểu thừa dựa trên pháp hữu vi mà thấy “các pháp có sinh có diệt nên tâm bất định mà sinh ra cái khổ”.

Do đó họ cố tu, xa lìa cái sinh diệt => cho tâm được an định mà tìm cái vui tức là sự tịch diệt của Niết bàn.

Ngược lại tư tưởng Đại thừa thì cho rằng các pháp từ nguyên thủy đến nay vẫn như thế, không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không tăng không giảm. Các pháp vốn không sanh thì làm gì có diệt! Đây chính là Pháp Tánh của các pháp tức là Không. Vì là Chân Không Diệu Tánh không hình không sắc, không kích thước, không nặng nhẹ thì làm gì có thể nghĩ bàn hay dùng văn tự để diễn bày được.

Như thế khi còn mê lầm vọng tưởng điên đảo thì còn thấy các pháp có sinh có diệt, đến khi trí tuệ bừng sáng để nhận thấy Thể Tánh bất sinh bất diệt của các pháp tức là thấy được tính Thường, Lạc, Ngã, Tịnh thì vọng tưởng điên đảo không còn và tâm hằng vắng lặng thanh tịnh thì Niết bàn còn dùng vào đâu mà cầu mong chứng với đắc thì đây mới chính là nghĩa Tịch Diệt vậy
 
Back
Top Dưới