Đạo và Đời
Quản Trị Diễn Đàn 0989.913.611
CẦU PHÁP - phần 2:
Người cầu pháp không phải vì ham quả vị Phật.
Người cầu pháp không phải vì ham quả vị Phật.
Chúng sinh nghe pháp, tụng kinh, trì chú tu tại chùa và tại gia, với tâm cầu một ngày nào đó sẽ được thành Phật, nhưng đây chỉ là giáo lý phương tiện Tiểu thừa, là giáo lý bất liễu nghĩa. Còn kinh điển giáo lý liễu nghĩa tối thượng thừa thì cầu pháp là không cầu gì hết vì bất cứ cầu việc gì cho dù đó là cầu thành Phật thì cũng là tham.
Dù là tham Bồ-đề, tham Niết bàn thì vẫn là tham, vẫn còn dính mắc thì tự tánh thanh tịnh không hiển bày.
Nếu vì tham mà cầu Bồ-đề, cầu Niết bàn, cầu thành Phật…thì đã quên đi Bồ-đề, Niết bàn đã có sẳn trong chúng sinh chớ còn ở đâu nữa mà cầu. Nói một cách khác nếu cầu như vậy là chúng sinh đã bỏ mất quả vị Phật của chính mình rồi. Một khi đã quên đi quả vị Phật của mình tức là quên đi Phật tánh, quên đi tự tánh thanh tịnh bản nhiên hay là Như Lai Viên Giác Diệu Tâm của chính mình thì tìm ở đâu cho có quả vị Phật.
Vì thế chúng sinh đi trên con đường Bồ-tát thì làm bất cứ việc gì có lợi ích cho chúng sinh mà không cần phải cầu thành Phật. Khi đạt đến đỉnh cao tột cùng của trí tuệ Bát nhã Ba-la-mật thì chúng sinh nhận chân Chân lý tức là thành Phật
Dựa theo Lý Tánh tuyệt đối thì Phật Bảo cũng không cầu, Pháp Bảo cũng không đắc và Tăng Bảo cũng không trụ bởi vì trong thế giới Chân không thì Phật, Pháp, Tăng vốn là Một tức là Nhất Thể Tam Bảo thì đã có sẳn trong chúng ta. Vì thế nếu chúng sinh bỏ được tâm mong cầu, không còn ngã chấp, pháp chấp thì Chân lý sẽ hiện bày.
Dù là tham Bồ-đề, tham Niết bàn thì vẫn là tham, vẫn còn dính mắc thì tự tánh thanh tịnh không hiển bày.
Nếu vì tham mà cầu Bồ-đề, cầu Niết bàn, cầu thành Phật…thì đã quên đi Bồ-đề, Niết bàn đã có sẳn trong chúng sinh chớ còn ở đâu nữa mà cầu. Nói một cách khác nếu cầu như vậy là chúng sinh đã bỏ mất quả vị Phật của chính mình rồi. Một khi đã quên đi quả vị Phật của mình tức là quên đi Phật tánh, quên đi tự tánh thanh tịnh bản nhiên hay là Như Lai Viên Giác Diệu Tâm của chính mình thì tìm ở đâu cho có quả vị Phật.
Vì thế chúng sinh đi trên con đường Bồ-tát thì làm bất cứ việc gì có lợi ích cho chúng sinh mà không cần phải cầu thành Phật. Khi đạt đến đỉnh cao tột cùng của trí tuệ Bát nhã Ba-la-mật thì chúng sinh nhận chân Chân lý tức là thành Phật
Dựa theo Lý Tánh tuyệt đối thì Phật Bảo cũng không cầu, Pháp Bảo cũng không đắc và Tăng Bảo cũng không trụ bởi vì trong thế giới Chân không thì Phật, Pháp, Tăng vốn là Một tức là Nhất Thể Tam Bảo thì đã có sẳn trong chúng ta. Vì thế nếu chúng sinh bỏ được tâm mong cầu, không còn ngã chấp, pháp chấp thì Chân lý sẽ hiện bày.