Đạo và Đời

Quản Trị Diễn Đàn 0989.913.611
Đạo Thánh Mẫu ở Việt Nam

Đạo Mẫu mang bản sắc Việt Nam rõ rệt, chứ không nói là phổ quát ở Việt Nam. Đạo ở đây không hiểu theo nghĩa là một Giáo Phái có giáo chủ hay giáo luật và có kinh sách. Ý nghĩa Đạo ở đây là Đạo Lý – Đạo là chân lý – Đạo nghĩa – Đạo nhập thế và Đạo đi cùng với Đời – Đạo Trời Đạo Tổ (tổ tiên – tổ tông) – Đạo làm người – Đạo với Non sông Đất nước – Đạo Hiếu với tổ tiên ông bà bố mẹ
Đền Tiên thờ Thủy Tổ Quốc Mẫu.jpg

Đền Tiên thờ Thủy Tổ Quốc Mẫu
Thủy tổ Quốc Mẫu Ngọc Nương Thần Long Hồng Đăng Ngàn.jpg

Cung thờ Ngọc Nương Thần Long Hồng Đăng Ngàn
(Thủy tổ quốc Mẫu)
1. Tổng Quát

Đạo Mẫu là hệ thống các tín ngưỡng, trên nền tảng thờ Nữ Thần
, gồm 3 tầng là:
- Mẫu Tam Tứ Phủ

- Mẫu Thần(quốc mẫu, vương mẫu, thánh mẫu)-

- Nữ Thần(Nữ nhân có công)


Đạo Mẫu lấy biểu tượng và hình tượng người mẹ, mẹ thiên nhiên, mẫu nghi thiên hạ... thể hiện lòng từ bi, yêu thương, nuôi dưỡng, bảo trợ, bao dung, đức hạnh... Người mẹ bao giờ cũng gần gũi và bao dung với con cái hơn. Ngôi vị cao nhất gọi là Mẫu: Mẫu Diêu Trì, Mẫu Cửu Trùng Thiên, Ngọc Nương Thần Long Hồng Đăng Ngàn
(Thủy tổ quốc Mẫu), Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thiên, Mẫu Ngàn, Mẫu Địa, Mẫu Thoải, Chúa, Chầu...;

Có mẹ thì phải có cha, các nơi thờ các Nam Thần là các Vị có nguồn gốc Tiên và Thánh Nhân có công, ngôi vị các nhất gọi là Vua Cha : Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Vua Cha Thiên phủ– Địa phủ – Nhạc phủ - Thủy phủ, Vua Thủy Tề, Đức Quốc Tổ Kinh Dương Vương, Đức Quốc Phụ Lạc Long Quân, Vua Cha Bát Hải, Ngũ vị Tôn Quan, Thập vị Quan Hoàng...

Như vậy, chúng ta đang thờ Các Vị Thánh và Đạo Mẫu cũng đồng nhất là Đạo Thánh, cao hơn nữa là chúng ta đang thờ các Vị Tiên, và được thành thứ tự là Tiên – Thánh – Thần.

Trong thực tế chúng ta cũng đang thờ các vị Thần: Thổ Công, Thổ Thần, Thành Hoàng Làng, Thần Núi, Thần Sông, ... và Các Vị Anh Hùng được Phong Thần

Hệ thống Thần Linh trong Tam Tứ Phủ gồm các Thiên Thần và Nhân Thần. Trải qua lịch sử và theo dân gian hóa và trần thế hóa của từng vùng. Căn cứ vào xuất thân là Tiên và Ngôi Vị và kỳ tích cùng Công lao với nước với dân, tạo thành biểu tưởng lòng yêu nước mang đầy tính tâm linh. Từ đó phân ngôi vị khác nhau.

Đền thờ Tổ Mẫu.jpg

Đền thờ Tổ Mẫu
Quốc Mẫu Âu Cơ.jpg

Quốc Mẫu Âu Cơ​

2. Tứ Phủ

- Mẫu Thiên = Trời

- Mẫu Địa = Đất = Cũng như Địa Tạng Vương Bồ Tát bên Nhà Phật

- Mẫu Thượng Ngàn = Rừng ( thờ ở Bắc Lệ, có 2 tích, con gái Vùa Hùng Định Vương, hoặc là con gái của Sơn Tinh và Mỵ Nương có tên là La Bình)

- Mẫu Thoải = Sông Biển


3. Trần Triều

Trong Đạo Mẫu còn có Phủ Trần Triều và các thuộc hạ của Đức Thánh Trần.

Theo nguyên lý trần sao âm vậy. Khi nhu cầu thực tế và có những người phù hợp thì sẽ có Bộ - Cơ Quan – Ban nghành mới thành lập ra. Như vậy, với uy tín và công trạng và khả năng thì Tâm Linh sẽ Linh Ứng thành một Phủ mới

Nơi thờ ở Kiếp Bạc có đền thờ Nam Tào và Bắc Đẩu, khác rất nhiều với nơi khác. Ngài và Bộ Hạ giáng đồng để trừ tà, tạo nên một dòng đồng khác với bên Mẫu

Thời nhà Trần thì Đạo Giáo cũng khá thịnh hành, danh tướng Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn trở thành Thánh của Đạo Giáo, với quyền phép của Đạo Sĩ trừ tà và chữa bệnh. Sau khi chiến thắng giặc Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo được phong vương và về sống ở Kiếp Bạc, làm thuốc cứu người, dùng phép thuật trừ tà Phạm Nhan.

Cung thờ Trần Triều.jpg

4. Lên Đồng – Hầu Bóng

Lên đồng là một trong các nghi lễ tiêu biểu của Đạo Thánh và Đạo Mẫu
tam phủ - tứ phủ. Khi lên đồng sẽ có hiện tượng nhập hồn của các Vị Thánh Thần để trừ tà- chữa bệnh- phàn truyền- ban trao...

Nghi lễ Lên đồng đã tích hợp và kết tụ nhiều giá trị văn hóa – nghệ thuật, như là bảo tàng và hiện tượng sống của văn hóa cổ truyền Việt Nam. Đã trở thành một trong những sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa người Việt, cũng như Shaman giáo ở các nước.

Những người có đủ Căn Duyên sẽ phải làm việc âm và làm lễ trình, gọi là những người được Tâm Linh chọn. Nhiều người ra trình đồng mở phủ không phải để làm thầy, mà để tu tại gia thông qua việc phụng thờ bề trên tại bản điện.


5. Các giá hầu

- Giá mẫu:
chỉ giáng chứ không nhập gọi là hầu tráng bóng hay tráng mạn, không mở khăn

- Giá Trần Triều – Vương Cô Đệ Nhất – Đệ Nhị. Nếu không có căn thì hầu tráng, có căn Phủ Trần Triều thì nhập đồng Ngồi bắc ghế, có các nghi thức xiên lềnh, xẻ lưỡi, cắt thịt lấy máu chữa bệnh trừ tà, hay khăn lụa trắng thắt cổ...

- Giá Bà chúa ngũ phương – áo màu xanh

- Giá Chúa Nguyệt Hồ thuộc Thủy Phủ - áo màu trắng – gọi là Chúa bói

- Giá Quan đệ 1-2-3-4-5, quan đệ Nhất dâng hương rồi hồi cung và quan đệ Tứ chỉ tráng bóng

- Giá Chầu (chúa) hay nhập: Đệ nhị thượng ngàn, thác bờ, lục, mười, bé bắc lệ

- Giá ông Hoàng: từ ông hoàng đệ nhất đến ông mười

- Giá

- Giá
Cậu
.......
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên Bottom