NHẤT THỂ TAM BẢO gồm có Phật tánh, Pháp tánh và Tăng tánh.

Kts Hoàng Trà

Web: Phong Thuy Hoang Tra .vn 0916.299.611
NHẤT THỂ TAM BẢO
PHẬT PHÁP TĂNG

Khi người Phật tử nhập môn theo đạo Phật thì được truyền thọ tam quy
(quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng). Tam bảo ở đây chính là thế gian trụ trì Tam Bảo tức là Tam bảo dựa theo hình tướng sinh diệt bên ngoài.

Phật tức là Pháp, Pháp tức là Tăng. Tam bảo đều là tướng vô vi, đồng như hư không. Tất cả pháp cũng vậy. Tùy thuận theo chân lý đó, thi vi hành sự.

Đối với những người sơ cơ chưa biết Phật pháp thì họ nghĩ rằng tượng Phật bằng vàng, bằng đồng, bằng xi măng là Phật bảo, Pháp là kinh sách trong tủ hay những vị Tăng trong chùa là đại diện cho Tam Bảo.

Do đó nếu người Phật tử không chịu tu học để thể nhận được chân lýcứ ôm lạy tượng Phật bằng vật chất hoặc lạy cúng kinh sách trên bàn thờ hay cúng dường cho phàm Tăng thời mạt pháp, rồi nói gì nghe theo nấy thì uổng phí cả cuộc đời tu hành của mình.

Một khi đã thấu hiểu Phật pháp thì bây giờ người Phật tử tự quy lấy và được gọi là Nhất Thể Tam Bảo bởi vì trong Bản Thể thì Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng tuy ba nhưng mà Một nghĩa là Phật tức là Pháp và Pháp tức là Tăng. Nói một cách khác Phật Tánh tức là Pháp Tánh và Pháp Tánh tức là Tăng Tánh.

Phật Tánh là Tánh thanh tịnh bản nhiên không có vô minh phiền não.

Pháp Tánh là Tánh thanh tịnh bản nhiên của vạn pháp

Vì thế khi con người sống với Tự tánh thanh tịnh bản nhiên của mình không có vô minh tham dục thì Phật Tánh tức là Pháp Tánh vì cả hai cùng có tánh thanh tịnh như nhau.

Bây giờ : Tăng Tánh là Tánh hòa hợp của Phật Tánh và Pháp Tánh mà Phật Tánh là Pháp Tánh cho nên Phật Tánh, Pháp Tánh chính là Tăng Tánh.

Nói một cách khác khi : quy y Nhất Thể Tam Bảo thì quy y Phật tức là quy y Pháp tức là quy y Tăng rồi vậy.
 
NHẤT THỂ TAM BẢO gồm có Phật tánh, Pháp tánh và Tăng tánh.

1) Phật tánh:

- Trong tất cả chúng ta không phân biệt là người Việt, người Tàu, người Tây hay người Mỹ đều có sẵn cái Phật tánh thanh tịnh bản nhiên.
- Phật tánh nầy chính là Pháp thân, mà ở Phật cũng không tăng và ở chúng sinh cũng không giảm. Phật tánh hay Pháp thân thì lúc nào cũng thanh tịnh, nhưng vô minh vọng chấp che lấp Phật tánh khiến con người sống trong điên đảo, khổ đau.


Thí dụ:

- Sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) thì tự nó luôn luôn thanh tịnh. Nhưng khi tiếp xúc với ngoại trần liền bị đắm nhiễm. Cũng như con mắt thì tự nó thanh tịnh, không ô nhiễm nhưng khi mắt nhìn thấy cái nhà đẹp, cành hoa xinh, chiếc xe tốt thì tâm liền phân biệt tạo thành ý niệm ham muốn.

- Ham muốn là tham tức là ô nhiễm. Ngay cả Lục Trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) tự nó cũng có bản nhiên thanh tịnh, không ô nhiễm. Thí dụ như sắc đẹp- tiền tài- danh vọng đâu có mê hoặc ai đâu? Mê sắc- tiền- danh là tại người chớ đâu phải tại lục trần.

- Do đó nếu con người biết lìa vọng chấp, sáu căn thường sáng tỏ, không dính mắc nơi sáu trần thì tâm được thanh tịnh tức là thấy được Pháp thân hay Phật tánh hiện bày.


2) Pháp tánh
: là cái nhận biết cho phù hợp với chân lý, đúng với chân lý tức là có chánh tri chánh kiến để đưa con người đến chỗ thanh tịnh, an vui và tự tại.


3) Tăng tánh
: Phật tánh là tánh thanh tịnh bản nhiên ở trong ta và Pháp tánh là cái trí tuệ của ta như thế Tăng tánh là tánh hòa hợp của tánh thanh tịnh bản nhiên và trí tuệ sáng tỏ trong ta để tránh xa mọi ô nhiễm bên ngoài.
 
Back
Top Dưới