Phật dạy các Pháp

Kts Hoàng Trà

Web: Phong Thuy Hoang Tra .vn 0916.299.611
PHẬT Dạy Các PHÁP

- Vô thường,

- Khổ

- Không

- Vô Ngã

- Tứ Diệu Đế, Tứ Vô Lượng Tâm, Tứ Nhiếp Pháp, Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc...

- Ngũ lực, ngũ căn

- Lục độ Ba-la-mật

- Thất giác

- Bát Chánh Đạo

- Thập Nhị Nhân duyên

- 37 Phẩm Trợ Đạo...

Để giúp chúng sinh tạm thời ra khỏi Tam giới, xa lìa sinh tử và chứng đắc Niết bàn. Nhưng Niết bàn mà họ chứng được chỉ là Hóa thành tức là tạm nghĩ chớ chưa phải là Bảo sở tức là hoàn toàn, chân thật và an định mãi mãi bởi vì hàng Tiểu thừa không đạt được đạo lý Duy Thức.

Kế đến Phật mới nói kinh Giải Thâm Mật để khai triển tám thức (Lục thức, Mạt na thức và A lại da thức). Kinh nầy giúp con người thấy rõ vọng tướng đều từ duy thức sở biến, nhưng sau cùng cũng trở về với thật tướng không tướng tức là tướng không.

Sau đó Phật nói thời Bát Nhã để giới thiệu “chân không huyễn có” nghĩa là “không” là cái không của chân không diệu tánh, là cội nguồn phát sinh ra thế giới hữu vi. Còn “huyễn” nghĩa là cái có tạm bợ, không bền chắc của luật vô thường. Chân không này hoàn toàn khác với cái không của Tiểu thừa là cái không đối với cái có của thế giới hữu vi.

Sau cùng đến thời Pháp Hoa, Phật dạy rằng : ”Phật vi nhất đại sự nhân duyên, xuất hiện ư thế” nghĩa là Phật chỉ vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ở đời. Nhưng Phật muốn nói nhân duyên gì? Đó là “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật Tri Kiến” và quy tam thừa thành nhất thừa Phật giáo.

Có bốn pháp: Một là Giới, hai là Định, ba là Tuệ, bốn là Giải-Thoát, nếu ai không nghe biết bốn pháp ấy, người ấy đời đời ở trong bể sinh-tử.
 
Trong Phật giáo thì pháp có pháp liễu nghĩa và bất liễu nghĩa. Có pháp Đại thừa và Tiểu thừa. Có pháp cứu cánh và pháp phương tiện. Do đó khi thuyết pháp cần phải quán căn cơ và biết nhìn đối tượng.

Thuyết pháp không phải sai pháp mà là sai đối tượng. Chẳng hạn người có trình độ cao mà mình nói pháp thấp thì chỉ có hại chớ không có lợi. Ngược lại người có trình độ thấp mà mình nói pháp cao thì đối với họ chỉ là vô ích

Đối với hàng Tiểu thừa thì cầu Niết bàn và chứng quả A La Hán, nhưng đối với Đại thừa thì Bồ Đề, Niết bàn là tự tánh vốn có của tất cả mọi người

Hàng Tiểu thừa thì cầu với chứng, nhưng thật ra tất cả quả vị chứng đắc thật ra không ai ban cho và ngay cả Bồ Đề, Niết bàn cũng không do Phật thưởng bởi vì phiền não vô minh tan thì có được an nhiên tự tại cũng như mây đen tan thì trời xanh hiện.
 
Pháp của tất cả các đức Phật ở mười phương cũng như thế.

Thuở quá khứ: các đức Phật dùng vô lượng vô số phương tiện, các món nhân duyên, lời lẽ thí dụ mà vì chúng sanh diễn nói các pháp. Vì pháp đó đều là một Phật thừa, nên các chúng sanh đó theo chư Phật nghe pháp rốt ráo đều được chứng “Nhất thế chủng trí”.

Thuở vị lai: các đức Phật sẽ ra đời cũng dùng vô lượng vô số phương tiện, các món nhân duyên, lời lẽ thí dụ mà vì chúng sanh diễn nói các pháp, vì pháp ấy đều là một Phật thừa, nên các chúng sanh đó theo Phật nghe pháp rốt ráo đều được chứng “Nhất thế chủng trí”.

Hiện tại nay, trong vô lượng trăm nghìn muôn ức cõi Phật ở mười phương, các đức Phật Thế Tôn nhiều điều lợi ích an vui cho chúng sanh. Các đức Phật đó cũng dùng vô lượng vô số phương tiện các món nhân duyên lời lẽ thí dụ, mà vì chúng sanh diễn nói các pháp, vì pháp đó đều là một Phật thừa, các chúng sanh ấy theo Phật nghe pháp rốt ráo đều được chứng “Nhất thế chủng trí”.

Các đức Phật đó chỉ giáo hóa Bồ-tát, vì muốn đem Tri kiến Phật mà chỉ cho chúng sanh, vì muốn đem Tri kiến Phật cho chúng sanh tỏ ngộ, vì muốn làm cho chúng sanh chứng vào Tri kiến Phật vậy.

Nay ta cũng lại như thế, rõ biết các chúng sanh có những điều ưa muốn, thân tâm mê chấp, ta tùy theo bổn tánh kia dùng các món nhân duyên lời lẽ thí dụ cùng sức phương tiện mà vì đó nói pháp. Như thế đều vì để chứng được một Phật thừa “Nhất thế chủng trí”.
 
Back
Top Dưới