SÁU PHÁP BA LA MẬT

Đạo và Đời

Quản Trị Diễn Đàn 0989.913.611
SÁU PHÁP BA LA MẬT
Phần 1 - BỐ THÍ BA LA MẬT

1. Bố thí Ba La Mật

- Bố thí Ba La Mật là một môn tu hành bằng phương pháp bố thí

- Ba La Mật là đến bờ bên kia


- Bố là cùng khắp, thí là cho, là trao tặng

- Bố thí là cho cùng khắp, cho tất cả mọi người, mọi vật, mọi nơi


2. Các phương pháp bố thí

- Tài thí :
bố thí bằng tài sản, vật chất

- Pháp thí : đem những pháp của Phật chỉ bày, khuyên bảo người khác, làm khuôn mẫu cho người khác học theo

- Vô úy thí : vô úy nghĩa là không sợ. Vô úy thí là làm cho người khác không sợ, hết sợ. Chính là đã cứu cho họ bớt đi quá nửa khổ đau trong kiếp sống
 
TRÌ GIỚI BA LA MẬT ( tu phước )

Là một môn tu để đi đến bờ giác ngộ

Bằng cách giữ nghiêm chỉnh, trọn vẹn giới luật của Đức Phật

1. Giới tại gia cho hàng Tiểu thừa : những người chưa xuất gia, có thể thọ ngũ giới hay bát giới

2. Giới xuất gia gồm :

- Sa di, sa di ni giữ 10 giới

- Thức xoa manani giữ 6 giới và 296 hạnh giới

- Tỳ kheo giữ 250 giới

- Tỳ kheo ni giữ 348 giới

3. Giới đạo tục thông hành : là giới bồ tát

- Nhiếp luật nghi giới : giữ 10 giới trọng và 48 giới khinh

- Nhiếp thiện pháp giới : là người quyết tâm làm tất cả các việc lành

- Nhiêu ích hữu tình giới : là người quyết tâm tu hạnh từ bi, hủy xả, làm các điều lợi cho chúng sinh, hóa độ mọi loài
 
TINH TẤN BA LA MẬT ( tu phước )

Là một trong mười thiện tâm sở

1. Thành phần của Tinh Tấn

- Tinh tấn ngăn các điều ác đừng sanh

- Tinh tấn diệt cho mau các điều ác đã sanh

- Tinh tấn làm cho các điều lành phát sinh

- Tinh tấn làm cho các điều lành tăng trưởng

2. Phân loại Tinh Tấn

- Tinh tấn chấp tướng

- Tinh tấn không chấp tướng
 
NHẪN NHỤC BA LA MẬT ( tu phước )

Nhẫn nhục đến tột cùng, không ai còn ai có thể nhẫn nhục hơn thế

1. Thành Phần

- Thân Nhẫn : sự chịu đựng về thể xác mà không phàn nàn với: thời tiết, bệnh tệt, đói khát

- Nhẫn Khẩu : sự chịu đựng mà miệng không thốt ra lời nguyền rủa

- Ý Nhẫn : Tâm không căm hờn, oán giận, không nổi ác ý trả thù

2. Phân Loại Nhẫn

- Nhẫn Nhục Có Chấp Tướng : vì quyền thế, danh lợi, tiền tài…

- Nhẫn Nhục Không Chấp Tướng : Người ta có ý ghét mình, mắng mình, đánh mình thì phải xem lại mình tại sao lại để như thế
 
THIỀN ĐỊNH BA LA MẬT ( tu huệ )

Thiền là pháp tối yếu cho kẻ học đạo
Thiền là dùng tâm vắng lặng, để thẩm sát các vấn đề đạo pháp
Định là tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhất
Thiền Định là Tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhất không cho tán loạn,
để tâm được vắng lắng, cho tâm dụng được mạnh mẽ, hầu quan sát và suy nghiệm chân lý
Là một trạng thái của tâm lý, trạng thái tĩnh lự
ở Dục Giới tâm lý không có trạng thái Tĩnh Lự
Chỉ phát hiện ở Sắc Giới và Vô Sắc Giới


1. Thế Gian Thiền : có 2 loại ( trước thời phật giáng thế đã có )

a) Căn bản vị thiền ( người tu thiền còn ưa cảm giác lạc thọ ) : gồm 12 phẩm, phân làm 3 :

- Tứ Thiền : dành cho người phàm chán cảnh tán loạn của Dục Giới

- Tứ Vô Lượng: dành cho người muốn tạo phước lớn

- Tứ Không : dành cho kẻ nhàm chán cảnh Sắc Giới

b) Căn bản tịnh thiền (phát sinh vô lậu trí): Phân làm 2 loại

- Lục Diệu Môn : dành cho người có Huệ tánh nhiều

- Thập Lục Đặc Thắng: dành cho người có Định tánh nhiều

- Người có Huệ tánh và Định tánh ngang nhau thì tu cả hai


2. Xuất Thế Gian Thiền (Là của Bậc xuất thế ): có 4 thứ thiền quán

- Cửu Tướng Quán

- Bát Bối Xả Quán

- Bát Thắng Xứ Quán

- Thập Nhất Thiết Xứ Quán

=> Tu bốn thứ Thiền quán này là lấy pháp hữu vi làm đối tượng suy nghiệm, có thể đi đến kết quả ly dục, phát sinh Vô Lậu Trí


3. Xuất Thế Gian Thượng Thượng Thiền : là pháp thiền cao tột của các bậc đại nhân. Gồm 9 môn

- Tự Tánh Thiền : là quán sát thật tướng tự tâm, không cần lấy đối tượng ngoại cảnh

- Nhất Thiết Thiền : có công năng tự hành và hóa tha

- Nan Thiền : môn thiền gian nan, thâm diệu, khó tu

- Nhất Thiết Môn Thiền : là tất cả các pháp thiền định đều do môn mà xuất phát

- Thiện Nhân Thiền : là môn thiền của những chúng sanh có đại thiện căn cùng tu

- Nhất Thiết Hạnh Thiền : bao nhiếp tất cả hạnh pháp của Đại thừa

- Trừ Não Thiền : Có năng lực diệt trừ phiền não, khổ đau cho chúng sinh

- Thử Thế Tha Thế Lạc Thiền : có năng lực làm cho chúng sinh an lạc trong hiện tại và tương lai

- Thanh Tịnh Tịnh Thiền : có năng lực đoạn trừ hoàn toàn các hoặc nghiệp và chứng được Tịnh báo Đại Bồ Đề. Tâm ý hoàn toàn thanh tịnh và lại cung không còn thấy cái tướng thanh tịnh ấy nữa, nên gọi là Tịnh Báo
 
Trí Huệ Ba La Mật

Là thể tánh sáng suốt, có khả năng soi sáng sự vật một cách thấu đáo tinh tường,
đến nơi đến chốn, không thể sai lầm được

1. Các Loại Trí Huệ - Nhân Gian

a) Hiện Lượng : là nhận thức trực tiếp không cần qua trung gian suy luận

- Chận Hiện Lượng : là nhận thức trực tiếp đúng

- Tợ Hiện Lượng : Là nhận thức trực tiếp sai

b) Tỷ Lượng : là sự nhận biết qua trung gian suy luận

- Chân tỷ lượng : là sự hiểu biết bằng suy luận đúng

- Tợ Tỷ Lượng : là sự hiều biết bằng suy luận sai


2. Các Loại Trí Huệ - trong Đạo Phật

a) Căn Bản trí : là giác tính minh diệu mà mỗi chúng sinh vốn đã có sẵn, nhưng bị phiền não che lấp, chưa chiếu ra được

b) Hậu Đắc Trí : là Trí huệ có được nhờ công phu tu tập như trì giới, thiền định…thì tám thức trở thành 4 trí


3. Làm Thế Nào Để Có Được Trí Huệ

a) Văn Tư Tu : là 3 pháp môn tu để có được trí huệ, được chứng quả Tam thừa ( sadi thập giới )

- Văn huệ : là huệ do tai nghe âm thanh, mắt thấy văn tự của Phật, hay qua các kinh điển mà hiều được nghĩa lý

- Tư Huệ : là huệ do trsi suy nghĩ, tìm tòi, rõ được nghĩa lý, hiểu được sự thật

- Tu Huệ : là huệ do tu hành thể nghiệm và thể nhập chân lý mà giác ngộ, chứng được sự thật

b) Giới Định Huệ :

- Giới : là lời răn dạy của phật

- Định : là thiền định, giữ cho tâm ý không loạn động, để suy nghiệm đến những vấn đề căn bản của Đạo

- Huệ : là sự phát chiếu cảu Trí, sau khi được tẩy sạch phiền não và vô minh

=> Trì giới mà thân tâm không loạn động <=> Tâm trí được Định <=> Trí tuệ phát chiếu
 
Back
Top Dưới