Đạo và Đời

Quản Trị Diễn Đàn 0989.913.611
Tây Vương Mẫu Vương Mẫu Nương Nương


1. Tây Vương Mẫu Vương Mẫu Nương Nương

Tây Vương Mẫu còn gọi là Vương Mẫu hay Tây Vương Kim Mẫu, Vương Mẫu Nương Nương hoặc Kim Mẫu Nguyên Quân. Tây Vương Mẫu còn được gọi là Diêu (Dao) Trì Kim Mẫu bởi vì ngài sống tại hồ Ngọc Thạch ở Thiên Cung - nơi đây ở phía tây mà phía tây có ngũ hành là kim (vàng) nên ngài được gọi là Kim Mẫu. Ngài là vị nữ thần cổ đại rất nổi tiếng trong truyền thuyết Đạo giáo Trung Quốc mà người dân Việt hay gọi là Bà Trời hay Địa Mẫu, Vương Mẫu.


tây vương mẫu, tây vương mẫu vương mẫu nương nương, vương mẫu, vương mẫu nương nương, dao trì ...jpg


Theo giáo lý đạo Cao Đài thì Tây Vương Mẫu do hai khí âm dương hóa thân mà thành, quyền phép vô biên vô giới, hữu hữu vô vô, nắm trọn thiên điều trong tay mà tác thành Càn khôn thế giới.

Tây Vương Mẫu có địa vị cực kì cao trong Đạo giáo, sau quá trình lịch sử kéo dài, các tôn giáo dân gian cho rằng bà sở hữu khả năng giúp con người trường sinh bất lão, vì thế họ tôn sùng và cúng bái bà một cách rộng rãi. Bà là nữ thần thượng tôn, cai quản các nữ thần và các tiên nữ; tất cả các tiên nữ hoặc những người đắc đạo thành tiên là nữ đều thuộc quyển quản lý của bà. Có thể thấy Tây Vương Mẫu là tổ sư gia chính thức của hầu hết các nữ thần trong Đạo giáo.

Diêu Trì Kim Mẫu (Diêu Trì Địa Mẫu) là một trong Ngũ Lão của Đạo gia, trấn thủ ở phương tây, giống như người mẹ chăm sóc che chở tất cả mọi sinh linh. Ngũ Lão của Đạo gia, ở giữa là thổ, được gọi là Hoàng Lão. Phía đông là mộc, gọi là Mộc Công Thượng Thánh. Phía tây là kim, vậy nên gọi là Diêu Trì Kim Mẫu. Phía nam là hỏa, gọi là Hỏa Đức. Phía bắc là thủy, gọi là Thủy Quân, Thủy Đức. Địa vị của Ngũ Lão trong Đạo gia cũng tương đương như Ngũ Phương Phật, vì vậy vị trí của Diêu Trì Kim Mẫu rất tôn quý, ngài cũng giống như Phật.


Nguồn gốc và truyền thuyết về Diêu Trì Kim Mẫu:

Diêu Trì Kim Mẫu, còn gọi là Mẫu Diêu Trì, xuất phát từ văn hóa Đạo giáo của Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam thông qua tín ngưỡng dân gian. Trong văn hóa Việt, bà được tôn thờ như người mẹ sinh ra vạn vật, là biểu tượng của tình thương, sự sáng tạo và quyền năng bảo vệ.

Theo truyền thuyết, Diêu Trì Kim Mẫu ngự tại cung Diêu Trì, nơi thiên giới cai quản tam giới: Thiên giới, Địa giới và Thủy giới. Bà là mẹ của Tam Thánh Mẫu, bao gồm Thánh Mẫu Thượng Thiên, Thánh Mẫu Thượng Ngàn và Thánh Mẫu Thoải, mỗi người đều cai quản một phần của thiên nhiên và cuộc sống trần gian.


2. Nơi thờ cúng Tây Vương Mẫu tại Việt Nam


Nơi cao nhất trên đỉnh Núi Cấm trong dãy Thất Sơn. Trên điện Bồ Hong, nơi cao nhất có thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, bên trái thờ Diêu Trì Thánh Mẫu và Cửu Huyền Trăm Họ.

Tây Vương Mẫu
được thờ tại Tiên Thiên Thánh Mẫu Cung của Đền Bà Chúa Vực thuộc Xã Hồng Nam, Thành Phố Hưng Yên.


3. Ngày khánh tiệc của Tây Vương Mẫu

Trong Đạo giáo, Ngày lễ Diêu Trì Kim Mẫu là ngày 3 tháng 3, cho rằng đây là ngày sinh và cũng là ngày bà mở Hội Bàn Đào. Còn trong Đạo Cao Đài thì ngày lễ Diêu Trì Kim Mẫu là ngày rằm tháng 8, còn gọi là ngày Hội Yến Diêu Trì. Trong khi đó, lễ vía Mẹ Diêu Trì Địa Mẫu thường được tổ chức vào ngày 18 tháng 10.
 
Sửa lần cuối:
Back
Top Dưới