Đạo và Đời
Quản Trị Diễn Đàn 0989.913.611
Thần Nông (Viêm Đế)
Thần Nông còn có tên gọi khác là Viêm Đế (vua xứ nóng, vua phương Nam) trị vì và cai quản phương Nam (vùng đất Bách Việt). Trung Quốc không có văn minh lúa nước. Dân tộc Hán ở phương Bắc trước đây sống chủ yếu bằng chăn nuôi du mục, sau khi học được nghề trồng trọt của dân Bách Việt mới định cư ở hai bờ sông lớn là Trường Giang và Hoàng Hà.
Với những đóng góp về nông nghiệp, thảo mộc và y dược, ông được tôn là Dược vương, Ngũ Cốc vương, Ngũ Cốc Tiên Đế, Thần Nông đại đế , Thần thảo mộc. Thần Nông tìm kiếm các loài cây dại, nếm thử nhiều loại cây nhất có thể, phân loại chúng theo mùi vị và thuộc tính, cây nào có độc và cây nào có đặc tính chữa bệnh. Thần Nông đã xác định tổng cộng 365 loài thảo mộc, nhiều loại trái cây rau củ và 5 loại cây lương thực chính là gạo, lúa mì, cao lương, kê và đậu.
Truyền thuyết cho biết: Thần Nông đã phát minh ra lịch, lưỡi cày và chiếc rìu... Ngoài ra, ông còn hoạch định mùa vụ, đã truyền lại cho nhân dân cách trồng các loại thực vật khác nhau, cũng như loại đất thích hợp nhất cho từng loại thảo mộc và mùa sinh trưởng tốt nhất của từng loại cây, phương pháp bảo quản và dự trữ lương thực, nhờ đó người dân lúc nào cũng có cuộc sống ấm no. Việc này cũng đánh dấu sự bắt đầu của nền nông nghiệp cho hàng ngàn năm sau
Các học giả đã biên soạn một cuốn sách dựa trên những đóng góp của ông, gọi là “Thần Nông Bản Thảo Kinh”.
Phả hệ Thần Nông lưu truyền ở TQ có 3 thuyết: thuyết 10 đời, thuyết 17 đời (hoặc 70 đời) và thuyết 9 đời.
- Lã thị xuân thu do Lã Bất Vi sai biên soạn có nói “Thần Nông 17 đời có thiên hạ, cùng thiên hạ hòa đồng”. Danh sách 17 đời không được liệt kê ra, vả lại, có khi còn được trích dẫn thành 70 đời.
- Thuyết 10 đời là từ Sơn hải kinh: “Vợ của Viêm Đế là con của Xích Thủy, tên là Thính Yểu, sinh Viêm Cư; Viêm Cư sinh Tiết Tịnh; Tiết Tịnh sinh Hí Khí; Hí Khí sinh Chúc Dung; Chúc Dung xuống sống ở Giang Thủy, sinh Cộng Công; Cộng Công sinh Thuật Khí; Thuật Khí sinh Phương Điên…; Phương Điên sinh Hậu Thổ; Hậu Thổ sinh Đế Minh”.
- Thuyết 9 đời xuất hiện từ Xuân Thu mệnh lịch tự - một sách sấm vĩ thời Hán, trong đó nói Viêm Đế “truyền tám đời, cộng 520 năm”. Danh sách 9 đời Thần Nông đã xuất hiện chí ít là từ Sử ký sách ẩn của Tư Mã Trinh thời Đường.
Thời Hán Vũ đế từng xác định đất đai cai trị của Thần Nông “nam tới Giao Chỉ, bắc đến U Đô”.
Ở Việt Nam có truyền lại Phả Hệ Thần Nông cũng được ghi trong Lĩnh Nam chích quái là trùng với phả hệ do Trần Kình (sống vào cuối Nguyên đầu Minh) chép trong Thông giám tục biên.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư:
"Vua Đế Minh là cháu ba đời của Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, TQ), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.
Phả hệ Thần Nông