Thần Nông (Viêm Đế) =>Đế Minh => Kinh Dương Vương => Lạc Long Quân

Đạo và Đời

Quản Trị Diễn Đàn 0989.913.611
Thần Nông (Viêm Đế)

Thần Nông còn có tên gọi khác là Viêm Đế (vua xứ nóng, vua phương Nam) trị vì và cai quản phương Nam (vùng đất Bách Việt). Trung Quốc không có văn minh lúa nước. Dân tộc Hán ở phương Bắc trước đây sống chủ yếu bằng chăn nuôi du mục, sau khi học được nghề trồng trọt của dân Bách Việt mới định cư ở hai bờ sông lớn là Trường Giang và Hoàng Hà.

Với những đóng góp về nông nghiệp, thảo mộc và y dược, ông được tôn là Dược vương, Ngũ Cốc vương, Ngũ Cốc Tiên Đế, Thần Nông đại đế , Thần thảo mộc. Thần Nông tìm kiếm các loài cây dại, nếm thử nhiều loại cây nhất có thể, phân loại chúng theo mùi vị và thuộc tính, cây nào có độc và cây nào có đặc tính chữa bệnh. Thần Nông đã xác định tổng cộng 365 loài thảo mộc, nhiều loại trái cây rau củ và 5 loại cây lương thực chính là gạo, lúa mì, cao lương, kê và đậu.

Truyền thuyết cho biết: Thần Nông đã phát minh ra lịch, lưỡi cày và chiếc rìu... Ngoài ra, ông còn hoạch định mùa vụ, đã truyền lại cho nhân dân cách trồng các loại thực vật khác nhau, cũng như loại đất thích hợp nhất cho từng loại thảo mộc và mùa sinh trưởng tốt nhất của từng loại cây, phương pháp bảo quản và dự trữ lương thực, nhờ đó người dân lúc nào cũng có cuộc sống ấm no. Việc này cũng đánh dấu sự bắt đầu của nền nông nghiệp cho hàng ngàn năm sau

Các học giả đã biên soạn một cuốn sách dựa trên những đóng góp của ông, gọi là “Thần Nông Bản Thảo Kinh”.


Phả hệ Thần Nông lưu truyền ở TQ có 3 thuyết:
thuyết 10 đời, thuyết 17 đời (hoặc 70 đời) và thuyết 9 đời.

- Lã thị xuân thu do Lã Bất Vi sai biên soạn có nói “Thần Nông 17 đời có thiên hạ, cùng thiên hạ hòa đồng”. Danh sách 17 đời không được liệt kê ra, vả lại, có khi còn được trích dẫn thành 70 đời.
- Thuyết 10 đời là từ Sơn hải kinh: “Vợ của Viêm Đế là con của Xích Thủy, tên là Thính Yểu, sinh Viêm Cư; Viêm Cư sinh Tiết Tịnh; Tiết Tịnh sinh Hí Khí; Hí Khí sinh Chúc Dung; Chúc Dung xuống sống ở Giang Thủy, sinh Cộng Công; Cộng Công sinh Thuật Khí; Thuật Khí sinh Phương Điên…; Phương Điên sinh Hậu Thổ; Hậu Thổ sinh Đế Minh”.
- Thuyết 9 đời xuất hiện từ Xuân Thu mệnh lịch tự - một sách sấm vĩ thời Hán, trong đó nói Viêm Đế “truyền tám đời, cộng 520 năm”. Danh sách 9 đời Thần Nông đã xuất hiện chí ít là từ Sử ký sách ẩn của Tư Mã Trinh thời Đường.

Thời Hán Vũ đế từng xác định đất đai cai trị của Thần Nông “nam tới Giao Chỉ, bắc đến U Đô”.


Ở Việt Nam có truyền lại Phả Hệ Thần Nông
cũng được ghi trong Lĩnh Nam chích quái là trùng với phả hệ do Trần Kình (sống vào cuối Nguyên đầu Minh) chép trong Thông giám tục biên.


Theo Đại Việt sử ký toàn thư:

"Vua Đế Minh là cháu ba đời của Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, TQ), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.

Phả Hệ Thần Nông.jpg

Phả hệ Thần Nông
Thần Nông là thuỷ tổ của họ Hồng Bàng trong truyền thuyết của Việt Nam, là ông Tổ của Bách Việt, không chỉ là truyền thuyết, mà lịch sử có thật.
 
Theo tích của Đạo Giáo
- Nguyên Thủy Thiên Vương cùng với Thái Nguyên Ngọc Nữ sinh ra Hạo Thiên Ngọc Hoàng Thượng Đế và Thiên Hoàng Tây Vương Mẫu​
- Thiên Hoàng sinh ra Địa Hoàng​
- Địa Hoàng sinh ra Nhân Hoàng​
- Tiếp tục sinh ra con cháu là Bào Hi (Phục Hy) và Thần Nông (Viêm Đế).​



Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Tam Hoàng gồm có Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng. Chúng ta phải hiểu là thời của 3 vị vua có danh hiệu là như thế (cũng như ở Việt Nam chúng ta gọi là thời Vua Hùng là thời trị vì của các Vua Hùng và thời Nhà Trần là thời trị vị có các Vua Trần). Thời của Tam Hoàng là:

- Thiên Hoàng - trị vì 18.000 năm.​
- Địa Hoàng - trị vì 11.000 năm.​
- Nhân Hoàng - trị vì 45.600 năm.​
Như vậy, theo Sử Sách của TQ để lại đều có đến Thần Nông là con cháu nhiều đời của Thần Tiên. Thần Nông là thuỷ tổ của Bách Họ Tộc Việt của Việt Nam. Là người khai sáng ra nền văn minh lúa nước, đánh dấu sự bắt đầu của nền nông nghiệp cho hàng ngàn vạn năm cho đến bây giờ.

Trung Quốc không có văn minh lúa nước.
Dân tộc Hán ở phương Bắc trước đây sống chủ yếu bằng chăn nuôi du mục, sau khi học được nghề trồng trọt của dân Bách Việt mới định cư ở hai bờ sông lớn là Trường Giang và Hoàng Hà.
 
TAM HOÀNG - NGŨ ĐẾ
(chữ Hán: 三皇五帝)
Là thời kỳ lịch sử đầu tiên của Trung Quốc, gồm các vị quân chủ huyền thoại của Trung Quốc trong thời kỳ từ năm 2852 TCN tới 2205 TCN, thời kỳ ngay trước thời nhà Hạ.

Theo sách cũng có ghi “Thái Bình Ngự Lãm” viết: “Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng là Tam Hoàng”

Có rất nhiều lý giải khác nhau về “Tam Hoàng” nhưng đều đồng nhất rằng trong “Tam Hoàng” có Phục Hy và Thần Nông. Các tư liệu ghi chép, cho rằng “Tam Hoàng” gồm ba vị sau:

Toại Nhân, Phục Hy, Thần Nông (“Thượng thư đại truyện”)

Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông (“Phong tục thông nghĩa”)

Phục Hy, Chúc Dung, Thần Nông (“Phong tục thông nghĩa”)

Phục Hy, Thần Nông, Cộng Công (“Phong tục thông nghĩa”)

Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế (“Cổ Vi Thư”)
Đền thờ Tam Hoàng tại thành phố Vũ Hán.jpg

Đền thờ Tam Hoàng tại thành phố Vũ Hán​

Như vậy, dù theo thuyết nào của lịch sử Trung Quốc thì Thần Nông cũng là một vị Vua trong thời Tam Hoàng, được nhân dân tôn thờ tại đền thờ Tam Hoàng tại thành phố Vũ Hán.

NGŨ ĐẾ
(chữ Hán: 五帝)​
Là năm vị quân chủ nối tiếp theo Tam Hoàng, có công khai hóa dân tộc Trung Hoa, đưa dân tộc này thoát khỏi tình trạng sơ khai.

Đó là thời kỳ sơ khai của Trung Quốc. Văn minh Trung Hoa mới bắt đầu khởi phát nên còn rất thô sơ và dân chúng rất thưa thớt, họ sống theo lối du mục hoặc các làng mạc định cư nhỏ, không có chữ viết và cũng không có dấu tích công trình gì còn sót lại.

Các vị trong Ngũ Đế cũng có nhiều giả thuyết. Thuyết của Sử Ký Tư Mã Thiên được xem là chính thống nhất, theo sách này thì Ngũ Đế bao gồm:
- Hoàng Đế (黃帝).​
- Chuyên Húc (顓頊).​
- Đế Khốc (帝嚳).​
- Đế Nghiêu (帝堯).​
- Đế Thuấn (帝舜).​
 
CÁC ĐỀN THỜ THẦN NÔNG Ở VIỆT NAM

1. Thôn Hố Mỵ, xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang có đền thờ Thần Nông được xây dựng trên dấu tích cổ thuộc sườn núi Huyền Đinh. Đền xây dựng 5 gian 2 chái, 2 tầng, 8 mái đao cong là nơi thờ vua Thần Nông- mà theo truyền thuyết đây là người đầu tiên dạy dân biết cải tạo các giống lúa dại thành lúa đồng nuôi sống con người
Đền Thờ Thần Nông ở Lục Nam Bắc Giang.jpg

Đền Thờ Thần Nông ở Lục Nam- tỉnh Bắc Giang

Thần Nông Viêm Đế.jpg

Ban thờ Thần Nông trong đền thờ tại Bắc Giang

Gắn liền với đền Thần Nông tại xã Cẩm Lý là dãy núi Huyền Đinh ở Bắc Giang, nơi còn nhiều dấu tích phản ánh về nghề nông của người dân còn lưu truyền trong dân gian. Đó là những hình tượng, những vật dụng quen thuộc của nghề nông như con trâu đá, núi Thằng Người, luống cày ông Thuấn, hòn Đống Thóc, hòn Đống Gạo, cái quạt hòm… Từ những dấu tích còn lưu lại, người dân trong vùng có một niềm tin sâu sắc rằng nơi đây chính là huyệt đạo của Thần Nông

2. Chùa Trầm huyện Chương Mỹ có tượng thờ Đế Thần tức vua Thần Nông. Điện thờ chính trong hang chùa Trầm có tượng Đế Thần, bệ thờ, bát hương bằng đá.

3. Chùa Cực Lạc (Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội) có điện thờ vua Thần Nông.

Hai con trai của Thần Nông là Đế Tiết và Đế Thừa.

Đế Tiết còn gọi là Đế Tiết Vương con cả của Thần Nông dân gian gọi là Đức Thánh Cả.

Đế Thừa còn gọi là Sở Minh Công (Đế Quý Công) con thứ của Thần Nông, dân gian gọi là Đức Thánh đệ nhị.
 
ĐẾ MINH
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, chép tại Kỷ Hồng Bàng Thị: Đế Minh là cháu của Viêm Đế họ Thần Nông. Có hai người con là"
- Đế Nghi là con cả
- Lộc Tục là con thứ (khi đi tuần phương nam, đến Ngũ Linh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra Lộc Tục (Kinh Dương Vương).

Đế Minh chia đất nước làm 2 phần lấy sông Dương Tử làm giới tuyến, phía bắc giao cho Đế Nghi còn phía nam giao cho Lộc Tục gọi là nước Xích Quỷ (xưa là quận Giao Chỉ)
 
KINH DƯƠNG VƯƠNG

Kinh Dương Vương (2919 TCN - 2792 TCN) là con của Đế Minh, tức em trai ruột của Đế Nghi (Đế Nghi cũng là con trai của Đế Minh), cháu nội của Đế Thừa (dòng dõi của Thần Nông)

Kinh Dương Vương (tên húy là Lộc Tục) được suy tôn là thủy tổ của người Bách Việt, làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ.
Bản đồ nước Xích Quỷ.jpg
Lãnh thổ của quốc gia dưới thời Kinh Dương Vương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Hoa ngày nay).

Trong sách Lĩnh Nam chích quái ghi lại truyền thuyết vua đánh đuổi thần Xương Cuồng dũng mãnh, trừ hại cho dân.
Đền thờ Kinh Dương Vương.jpg

Đền thờ Kinh Dương Vương

(Xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh)
Lăng và Đền thờ Kinh Dương vương ở Bắc Ninh từ lâu đã được các triều đại Phong kiến Việt Nam xếp vào loại miếu thờ các bậc Đế vương, mỗi lần Quốc lễ đều cho quân đến tế lễ, dân thờ phụng trang trọng.

Năm 2013, tỉnh Bắc Ninh công bố quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị quần thể di tích lịch sử văn hóa quốc gia Lăng và Đền thờ Kinh Dương vương. Dự án chia làm 4 hạng mục xây dựng chính gồm: Không gian bảo tồn di tích, tập trung tu bổ, tôn tạo di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương vương sân đền, vườn khu lăng mộ; không gian giá trị di tích gồm: Tượng đài thủy tổ, quảng trường văn hóa lễ hội, nhà trưng bày văn hóa...
Lăng mộ Kinh Dương Vương.jpg

Lăng mộ Kinh Dương Vương

Khu di tích lăng mộ và đền thờ Kinh Dương Vương được thờ phụng tại thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Lạc Long Quân (tên húy là Sùng Lãm).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lạc Long Quân
(Tên húy là Sùng Lãm)

Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương kế thừa ngôi vua trị vì nhà nước Xích Quỷ, đã thống nhất các bộ tộc người Lạc Việt. Lạc Long Quân và Âu Cơ là quốc phụ và quốc mẫu của dân tộc Việt Nam, đức quốc tổ là Kinh Dương Vương và Thần Long

Truyền thuyết kể rằng Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh được 100 con, 50 con theo mẹ lên chốn non cao, 50 người con theo cha về ven biển mở rộng bờ cõi của giang sơn (100 con với ý nghĩa ở đây là con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ có hàng trăm người. Vì vậy, phải mở mang bờ cõi để cai quản các vùng đất, mở rộng nơi cư trú, làm ăn).
Thời hiện đại, cũng có gia đình tam đại đồng đường có gần 100 người cùng sống trong một nhà : https://cafef.vn/ngo-ngang-voi-gia-...oi-1-chong-39-vo-94-con-20221220094332266.chn)

Một hôm, Lạc Long Quân bảo với Âu Cơ: "Ta vốn là con cháu thủy thần, nàng thuộc loài tiên, nước lửa khắc nhau, không thể kết hợp lâu dài được. Vậy xin chia tay để giữ lấy dòng giống. Nàng nên đem 50 con lên núi, ta đem 50 con xuống biển, cùng nhau khai cơ mở nghiệp, tạo thế cho con cái và dân chúng dài lâu".

Âu Cơ và 50 con lên ở đất Phong Châu suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình hồ, nam tới nước Hồ Tôn (nay là Chiêm Thành).
Chia nước làm 15 bộ (còn gọi là quận) là Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Văn Lang, Quế Lâm, Tượng Quận. Chia các em ra cai trị, lại đặt các em làm tướng văn tướng võ, văn là lạc hầu, võ là lạc tướng. Con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mỵ nương, trăm quan gọi là bồ chính, thần bộc, nữ lệ gọi là xảo xứng (còn gọi là nô tỳ). Bề tôi gọi là hồn, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo. Vua đời đời thế tập gọi là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Lạc Long Quân cùng 50 người con còn lại xuôi đường lần ra Nam Hải. Đến đất Bình Đà bây giờ (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, cách biển không xa, sông nước mênh mang, Lạc Long Quân thấy thế đất nơi đây màu mỡ, sông suối lượn quanh, nhiều thềm đất cao mang dáng long chầu hổ phục, bèn quyết định chọn đất này làm nơi dựng xây cơ nghiệp.
Ngày ngày, Lạc Long Quân cùng quần thần văn võ dạy dân trồng dâu nuôi tằm dệt vải, đuổi diệt thú dữ. Lại truyền cho các con lựa chọn dân chúng khỏe mạnh, tỏa đi khắp vùng duyên hải khai khẩn đất hoang, lấn biển mở mang bờ cõi... Chẳng bao lâu, cả vùng đất với trung tâm là Bảo Cựu cuộc sống dân lành đã trở nên trù phú, mọi thảo khấu trong vùng bị dẹp tan. Ruộng đồng, làng xóm ngày một mở rộng, hình thành nên những làng xóm đầu tiên của châu thổ sông Hồng sau này.
Đền thờ Lạc Long Quân ở Bình Đà - Hà Nội.jpg
Đền Thờ Lạc Long Quân
Đền Nội Bình Đà

Bình Đà, Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội.

Hiện nay đền còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý: Nổi bật là bức phù điêu trên 1000 năm tuổi, độc nhất vô nhị đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Bức phù điêu tạc hình Quốc tổ Lạc Long Quân đội mũ bình thiên, mặc áo hoàng bào cùng các lạc hầu, lạc tướng của triều đình Lạc Việt dự hội đua thuyền trên dòng Đỗ Động Giang, cùng bức đại tự đề 4 chữ "Vi Bách Việt Tổ" (nghĩa là tổ của Bách Việt).

Suốt sáu thế kỉ, đích thân 16 vị vua của các triều đại đều đích thân về Bình Đà dâng lễ Quốc tổ. Đã có 16 hiến sắc suy tôn Lạc Long Quân là "Khai Quốc Thần" (các hiến sắc này đều được lưu giữ tại Đền Nội Bình Đà và bảo tàng Lịch sử quốc gia)

Từ xưa đến nay, vào dịp lễ hội, đoàn thủ từ của đền Hùng – Phú Thọ về dâng hương Thánh tổ và xin rước chân nhang ở hương án Đệ nhất của Đền Nội về thờ, với ý nghĩa cung kính đón Thánh tổ về dự hội đền Hùng vào ngày mồng mười tháng ba âm lịch.

Trong sách Cổ lôi ngọc phả hiện lưu giữ Đền Hùng (niên hiệu Thái Bình thứ hai - 971) có ghi “Mộ (Lạc Long Quân) táng tại Ba Đống (Ba Gò) đồng thượng Bảo Cựu, hậu cải Bảo Đà”. Đó là dữ liệu duy nhất bằng văn bản hậu thế tin rằng nơi đó là nơi có mộ của Lạc Long Quân. Mộ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân cũng được các nhà khảo cổ tìm ra gần nơi Đền thờ của Ngài tại Bình Đà.

Di tích quốc gia Đền Nội và ngôi mộ Quốc tổ tọa lạc trên đất thiêng Bình Đà mãi là nơi để con cháu Lạc Hồng về thờ phụng Quốc tổ.
 
Back
Bên trên Bottom