Kts Hoàng Trà
Web: Phong Thuy Hoang Tra .vn 0916.299.611
Xem Tứ Trụ và Bát Tự là gì ?
Tứ Trụ và Bát Tự và Tử Vi có gì khác nhau?
Tứ Trụ và Bát Tự và Tử Vi có gì khác nhau?
1. Tứ Trụ và Bát Tự là gì?
- Tứ Trụ là 4 trụ gồm có “Năm – Tháng – Ngày – Giờ” sinh.
- Một trụ gồm có Thiên Can và Địa Chi, ví dụ năm 2024 là năm Giáp Thìn, giáp là thiên can và thìn là địa chi.
- Thiên can có 10: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý
- Địa chi có 12: Tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi
- Tứ Trụ chia tách ra thành 4 Thiên Can và 4 Địa Chi, nên gọi là Bát Tự, hay còn gọi là Bát Tự Tử Bình (Theo sử sách ghi chép, Tứ Trụ được phát triển bởi Từ Cư Dịch (tự là Tử Bình) vào khoảng năm 907 – 960, tức thời Ngũ Đại).
2. Xem Tứ Trụ và Bát Tự là xem như nào?
- Lá số tứ trụ được lập theo “Năm, Tháng, Ngày, Giờ sinh” chia ra 4 Thiên Can và 4 Địa Chi gọi là Bát Tự, căn cứ vào Nguyên lý âm dương và ngũ hành để tính ra mối tương quan giữa 4 Thiên Can và 4 Địa Chi để tính ra
- Lục Thần và Dụng Thần và Hỉ Thần
- Các sao tốt xấu gọi là Cát Thần và Hung Thần
- Đại vận thay đổi theo chu kỳ 10 năm
- Tiểu vận và Lưu niên thay đổi theo chu kỳ 1 năm
- Lục thần, cát thần, hung thần tàng ẩn trong Đại vận và Tiểu vận
- Từ lá số tứ trụ (lá số bát tự) tìm ra Ngũ hành của Mệnh lý:
- Khuyết thiếu ngũ hành nào
- Ngũ hành nào vượng, ngũ hành nào suy
- Nhật chủ là ngũ hành đại diện của Mệnh Lý vượng suy ở mức độ nào
- Rồi luận giải tốt xấu:
- Toàn diện cuộc đời (theo lá số)
- Thời kỳ thịnh suy (theo đại vận)
- Năm thịnh suy (theo Tiểu vận và Lưu niên)
...v...v...
- Xem Tứ Trụ thực ra là xem Lục Trụ (là 6 trụ) gồm:
- Trụ năm
- Trụ tháng
- Trụ ngày
- Trụ giờ
- Đại vận
- Tiểu vận và Lưu niên
Thế nên, dữ liệu luận đoán sẽ rất đa chiều và phức tạp, nếu không phải là người có khả năng Thiên Phú và được truyền thừa từ Chân Sư thì chỉ luận đoán đúng được một phần mà thôi
3. Xem Tứ Trụ và Bát Tự và Tử Vi có gì khác nhau?
a) Thời gian tính năm mới:
- Lập lá số Tử Vi căn cứ theo Lịch Âm để tính, năm mới được tính là ngày Mùng 1 tháng 1 âm lịch (mùng 1 tết). Tử vi tính theo lịch âm nên gặp “Tháng Nhuận” sẽ có hai cách tính:
- Cách 1: Lá số của 2 tháng nhuận giống hệt nhau. Vì cách lập lá số tử vi là lấy theo Số ngày âm và tháng âm lịch. Chứ không căn cứ vào tiết khí
- Cách 2: Chia tháng nhuận ra làm 2. Từ mùng 1-15 lấy theo tháng trước, 16-30 lấy theo tháng sau
- Lập lá số Tứ Trụ (bát tự) tính theo 12 tiết lệnh (tiết khí) và ngày Lập Xuân là ngày bắt đầu năm mới, nên không có tháng nhuận và không có 2 lá số giống nhau trong một năm
b) Cách tính giờ:
- Tứ trụ (bát tự): thời điểm bắt đầu của ngày mới (giờ tý) để xem lá số là giờ tý tính từ 23h00
- Tử vi: thời gian bắt đầu ngày mới (giờ tý), có trường phái tính từ 23h00 và có trường phái tính Giờ Tý thay đổi theo mùa như sau:
- Tháng giêng: 0h20’
- Tháng 2 : 0h00’
- Tháng 3 : 0h30’
- Tháng 4 : 0h40’
- Tháng 5 : 1h20’
- Tháng 6 : 0h40’
- Tháng 7 : 0h30’
- Tháng 8 : 0h00’
- Tháng 9 : 0h20’
- Tháng 10 : 0h00’
- Tháng 11 : 23h40’
- Tháng 12 : 0h00’
c) Luận Giải:
- Tử Vi: luận giải theo 12 cung và các Sao, không luận giải chi tiết về Thiên Can và Địa Chi của “năm, tháng, ngày, giờ sinh”
- Tứ Trụ: không luận 12 cung, luận giải chi tiết cuộc đời căn cứ Thiên Can và Địa Chi của “năm, tháng, ngày, giờ sinh”, cũng có luận giải Sao như Tử Vi nhưng không chú trọng nhiều về các Sao
- Bát Tự: tổng hợp hai bộ môn Tứ Trụ và Tử Vi, luận đầy đủ các Sao và Can Chi (quý vị nào muốn trao đổi hãy liên hệ Kts Hoàng Trà- phó viện trưởng Viện lý học phương đông)
Trên đây là bài giới thiệu ngắn gọn về học thuật “Xem Tứ Trụ” và “ Xem Bát Tự”. Nếu viết chi tiết thì rất dài và nhiều người ngại đọc, mong quý vị đóng góp thêm ý kiến dưới phần bình luận.
Chỉnh sửa lần cuối: